Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (Nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) |
Ericales (Đỗ quyên) |
Họ(familia) |
Ebenaceae (Thị) |
Chi(genus) |
Diospyros (Thị) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Diospyros lotus L. |
Cây Cậy có yên khoa học là Diospyros lotus L. Cậy thuộc dạng cây nhỡ, vỏ thân có màu đen, nhân dân thường dùng cây Cậy để chữa lỵ và chữa vết thương chảy máu. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cậy
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Diospyros lotus L.
Tên nước ngoài: Dateplum persimmon (Anh).
Họ thực vật: Thị Ebenaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cậy thuộc dạng cây nhỡ, vỏ thân có màu đen. Cành khi còn non có một lớp lông phủ bên trên.
Lá mọc so le, phiến lá có dạng hình trứng, gốc và đầu của lá đều thuôn. Mặt trên của lá có màu sẫm, mặt dưới của lá nhạt hơn và có lông.
Hoa mọc ở kẽ lá. Những hoa cái có 8 nhị lép, hoa đực có 12 nhị dính lấy nhau theo từng đôi. Hoa đực và hoa cái đều có màu vàng.
Bầu nhẵn, có 8 ô.
Quả Cậy là quả gì? Quả cây là quả của cây Cậy, có dạng hình trứng, không có cuống. Mỗi quả có đường kính khoảng 1-2cm, vỏ quả có màu lục nhạt, đài tồn tại.
Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 6, mùa quả rơi vào tháng 7 đến tháng 9.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Quả, lá và vỏ thân.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây Cậy có thể tìm thấy ở nhiều nước như Lào, Trung Quốc và Việt Nam.
Tại nước ta, cây thường được trồng ở một số khu vực thuộc vùng trung du như Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc với mục đích lấy quả ăn.
Có thể gặp cây trong tự nhiên. Cậy thuộc dạng cây gỗ nhỏ, có đặc điểm là ưa sáng, hơi chịu bóng. Khi được trồng ở vườn cây có khả năng phát triển nhanh, sau khi trồng khoảng 5-6 năm thì bắt đầu có quả.
Ngoài việc gieo trồng bằng hạt, có thể sử dụng chồi rễ của cây để làm cây con.
2 Thành phần hóa học
Quả chứa các thành phần như:
- Acid malic 0,38%.
- Acid tanic. Tuy nhiên, hàm lượng tanin sẽ giảm khi bảo quản quả chưa chín với ethylene trong vòng 72 giờ.
- Đường 11,25%.
- Flavonoid myricitrin 0,15%.
Bên cạnh đó quả của cây còn chứa các acid phenolic như vanillic, acid gallic, benzoic,… Hàm lượng của các acid này thường tăng cao trong tháng 11 và cao nhất là vào thời điểm cuối tháng, sau đó sẽ giảm. Do đó, thời điểm thu hái quả nên chọn vào cuối tháng 11.
3 Tác dụng – Công dụng của cây Cậy
3.1 Tác dụng dược lý
Trong một nghiên cứu cây thuốc ở Ấn Độ, các nhà khoa học nhận thấy rằng, vỏ thân và lá của cây khi đem chiết với cồn 50% sau đó cô chân không để thu cao đặc nhưng chưa thấy có tác dụng dược lý (cũng có thể do dùng hàm lượng thấp).
Khi tiến hành thử nghiệm độc tính cấp trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm phúc mạc, người ta nhận thấy rằng, liều LD50 là 175mg/kg do đó, cao có độc tính khá.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Quả của cây có vị ngọt, chát, tính mát.
Tác dụng: Tiêu khát, chống tâm phiền bất an, hạ sốt.
3.2.2 Công dụng
Quả của cây sau khi phơi khô có thể dùng để ăn và làm thuốc tiêu khát, giải nhiệt, chống phiền nhiệt bất an, thúc đẩy sự bài tiết với liều dùng 15-30g quả khô đem sắc uống hoặc 60g quả tươi, đem nghiền sau đó ép lấy nước để uống.
Có thể dùng ngoài trong các trường hợp lở loét, chảy máu.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Cậy
4.1 Chữa lỵ
30g quả Cậy.
9g Tần Bì.
Các vị đem sắc lấy nước uống.
4.2 Chữa vết thương chảy máu
2 phần vỏ thân cây Cậy đem sao khô, tiến hành nghiền mịn.
1 phần Long Cốt là xương hóa thạch của một số động vật thời cổ, nghiền thành bột mịn.
Trộn đều.
Rắc lên vết thương rồi tiến hành băng bó lại.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cậy, trang 388-389. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2024.