Cất Hơi (Drymaria cordata)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Caryophyllales (Cẩm chướng)

Họ(familia)

Caryophyllaceae (Cẩm chướng)

Chi(genus)

Drymaria

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Drymaria cordata (L.) Willd. ex Roem. et Schult.

Cất Hơi (Drymaria cordata)

Cây Cất Hơi có tên khoa học là Drymaria cordata (L.) Willd. ex Roem. et Schult.). Cất Hơi thuộc cây thảo nhỏ, mọc bò, chiều cao khoảng 20-30cm, cây phân cành nhiều. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cất Hơi

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Drymaria cordata (L.) Willd. ex Roem. et Schult.

Tên gọi khác: Cây Tù Tì, Trúng Đồng, Cất Hoi.

Họ thực vật: Cẩm chướng Caryophyllaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Toàn cây Cất Hơi
Toàn cây Cất Hơi

Cất Hơi thuộc cây thảo nhỏ, mọc bò, chiều cao khoảng 20-30cm, cây phân cành nhiều.

Thân cành của cây có bề mặt nhẵn, tại các mấu có bén rễ.

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình tròn, 2 mặt nhẵn, lá kèm màu trắng.

Cụm hoa mọc thành xim 2 ngả ở kẽ lá hay ngọn cành. Hoa có màu trắng, đài có 5 răng, tràng 5 cánh.

Quả nang, nứt thành 2-3 mảnh, mỗi quả chứa 2 hạt kích thước không đều nhau hoặc chỉ có 1 hạt hình thận, có màu nâu.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 10 năm nay đến tháng 2 năm sau.

1.2 Thu hái và chế biến

Cất Hơi thuộc cây thảo nhỏ
Cất Hơi thuộc cây thảo nhỏ

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm nhưng tốt nhất là khi cây mới xuất hiện nụ hoa.

Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Drymaria Willd. là chi nhỏ, phân bố chủ yếu ở châu Mỹ.

Tại nước ta, chi này chỉ có duy nhất một loài là Cất Hơi, được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Yên Bái,..

Ở miền Nam, cây được tìm thấy chủ yếu ở các vùng núi có độ cao trên 1000 mét của Lâm Đồng và Kon Tum.

Cất Hơi là loài ưa ẩm và ưa sáng, khả năng sinh sôi và phát triển nhanh. Cây thường mọc thành từng đám ở những ruộng hoang hoặc nương rẫy. Cất Hơi có khả năng đẻ nhanh khỏe, sinh trưởng mạnh mẽ trong mùa mưa ẩm.

Khi trồng ngô, nếu Cất Hơi mọc nhiều thì những loại cỏ khác không mọc được, do đó, đây cũng được coi là một loại cây có ích.

2 Tác dụng – Công dụng của cây Cất hơi

2.1 Tác dụng dược lý

Hình ảnh lá cây Cất Hơi
Hình ảnh lá cây Cất Hơi

Tại Ấn Độ, người ta đã chứng minh được rằng, dịch ép từ lá của cây có tác dụng hạ sốt và nhuận tràng.

2.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

2.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cất Hơi có vị đắng, tính mát.

Tác dụng: Tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt.

2.2.2 Công dụng

Ngọn thân của cây Cất Hơi được nhân dân sử dụng để làm rau, có thể ăn sống hoặc nấu canh.

Nhân dân châu Phi sử dụng dịch ép từ lá để trị tưa lưỡi.

Tại nước ta, cây cũng được dùng để chữa cam sài, loét miệng, tưa lưỡi ở trẻ nhỏ.

Nhân dân Trung Quốc sử dụng Cất Hơi để chữa vàng da, mụn nhọ, phong thấp, viêm gan, vận động khó khăn.

Liều dùng thông thường là 6-9g cây khô hoặc 15 đến 30g cây tươi, đem vò để lấy nước hoặc sắc, có thể đem ngâm rượu.

Cả cây Cất Hơi dùng ngoài để đắp vết thương với lượng thích hợp.

3 Chữa vàng da từ cây Cất Hơi

Hình ảnh hoa của cây Cất Hơi
Hình ảnh hoa của cây Cất Hơi

30g Cất Hơi.

30g Kim Châm Hoa.

Đem sắc lấy nước uống.

4 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cất Hơi, trang 357-358. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.

Để lại một bình luận