1 Tên gọi
Tên theo một số dược điển:
- BP: Carbon dioxide.
- JP: Carbon dioxide.
- PhEur: Carbonei dioxidum.
- USP: Carbon dioxide.
Tên khác: Khí acid carbonic, anhydric carbonic, E290.
Tên hóa học: Carbon dioxyd.
2 Tính chất
Công thức tổng quát và khối lượng phân tử: CO2 = 44,01.
Phân loại theo chức năng: Chất đẩy cho thuốc xịt; chất đẩy không khí.
Mô tả: Carbon dioxyd có trong khí quyển vào khoảng 0,03% v/v, là một chất khí không màu, không mùi, không cháy với vị acid nhẹ.
3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển
Thử nghiệm | JP | PhEur | USP |
---|---|---|---|
Định tính | + | + | + |
Đặc tính | + | + | – |
Carbon monooxyd | + | ≤ 5ppm | ≤ 0,001% |
Hydrogen sulfit | – | ≤ 1ppm | ≤ 1ppm |
Nito dioxid | – | ≤ 2ppm | ≤ 2,5ppm |
Amoni | – | ≤ 60ppm | ≤ 150mg/m3 |
Sulfur dioxyd | + | ≤ 2ppm | ≤ 5ppm |
Hàm ẩm | + | – | – |
Độ Acid | + | – | – |
Định lượng | ≥ 99,5% | ≥ 99,5% | ≥ 99,0% |
4 Đặc tính
Điểm sôi: -56,6°C.
Khối lượng riêng của thể lỏng ở 25°C: 0,714/cm3; của thể khí ở 25°C: 0,742g/cm3.
Điểm chảy: thăng hoa ở –78,5°C.
Độ hòa tan: tan trong 1/1 thể tích nước.
5 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Carbon dioxyd và các khí nén khác được dùng làm chất đẩy cho thuốc xịt tại chỗ. Chúng cũng được dùng làm chất đẩy cho nhiều chế phẩm xịt khác như thuốc xịt tóc, keo bóng, nước rửa kính cửa,….
Lợi thế của khí nén làm chất đẩy cho chế phẩm xịt là chúng rẻ tiền, độc tính thấp và gần như không có mùi, vị. Ngược với khí hoá lỏng, áp suất của khí nén ít thay đổi theo nhiệt độ nhưng nhược điểm của chúng lại là giảm áp suất trong bình chứa theo quá trình sử dụng, làm thay đổi tính chất của khí dung.
Carbon dioxyd cũng được dùng để đẩy hết không khí trên bề mặt sản phẩm thuốc hay thực phẩm dễ bị oxy hóa trong đồ đựng hay để diệt, đuổi hết động vật ký sinh trong hầm tầu.
Carbon dioxyd cũng được dùng trong các đồ uống có khí hòa tan. Carbon dioxyd rắn (nước đá khô) dùng để làm lạnh tạm thời các vật phẩm.
6 Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Rất ổn định và không phản ứng về hóa học. Bảo quản trong bình kín, tránh tiếp xúc quá mức với nhiệt.
7 Tương kỵ
Carbon dioxyd tương hợp với phần lớn các nguyên liệu tuy có thể phản ứng mạnh với các oxyd kim loại hay kim loại khử như nhôm, magnesi, titan, zirconi. Hỗn hợp với Kali và natri có thể nổ nếu va đập.
8 Tính an toàn
Trong các công thức, carbon dioxyd thường được coi là vật liệu không độc.
9 Thận trọng khi xử lý
Xử lý theo quy trình tiêu chuẩn với các bình thép chứa khí nén hay khí hóa lỏng.
Carbon Dioxyd là một khí gây ngạt nếu hít phải lượng lớn nên phải xử lý ở chỗ thông gió tốt và cổ các phương tiện xử lý hơi ngưng đọng: Carbon dioxyd được xếp vào loại khí gây hiệu ứng nhà kính nhưng chưa có hạn chế sử dụng trong khí dung hay thuốc xịt. Tại Anh, giới hạn nồng độ cho phép tiếp xúc dài hạn (8 giờ) là 9150mg/m (5.000ppm) còn tại Mỹ là 9.000mg/m3.
Carbon dioxyd rắn có thể gây bỏng lạnh khi tiếp xúc với da, cần có mặt nạ thở, găng tay và quần áo phòng hộ.
10 Các chất liên quan
Nito; nito oxyd
11 Tài liệu tham khảo
1. Sách Tá Dược Và Các Chất Phụ Gia Dùng trong Dược Phẩm Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (Xuất bản năm 2021). Carbon Dioxyd trang 157 – 159. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023.