1 Tổng quan (Giới thiệu chung) về Caprylyl Glycol
1.1 Tên gọi
Ngoài Caprylyl Glycol, hoạt chất còn được gọi với những danh pháp khác là:
1,2-Octanediol | AI3-13058 |
1117-86-8 |
EC 214-254-7 |
Octane-1,2-diol | 1,2-Octanodiol |
1,2-Dihydroxyoctane | Sodiol ON-D |
1,2-Octylene Glycol | 1 2-Dihydroxyoctane |
Dermosoft Octiol | 7 8-Dihydroxyoctan |
LexGard O | 1 2-Octylene glycol |
UNII-00YIU5438U | N-Octane-1 2-diol |
DTXSID9036646 | Racemic 1,2-Octanediol |
CHEBI:34056 | Octane- 1, 2- diol |
00YIU5438U | 1,2-Octanediol, 98% |
EINECS 214-254-7 | SCHEMBL62856 |
MFCD00010738 | BCP32882 |
1.2 Công thức hóa học
Công thức cấu tạo của hoạt chất là C8H18O2 và có trọng lượng phân tử là 146,23 g/mol.
2 Tính chất của Caprylyl Glycol
2.1 Tính chất vật lý
Trạng thái: Caprylyl Glycol tồn tại ở dạng chất bán rắn màu trắng.
Điểm sôi: Hoạt chất sôi ở điều kiện 243,0 ± 8,0 °C ở 760mmHg.
Điểm nóng chảy: 36 – 38 °C.
Tỷ trọng: 0,9 ± 0,1g/cm3.
Mật độ hơi: > 1 (so với không khí).
Áp suất hơi: 0,0 ± 1,1 mmHg ở 25°C.
Độ hòa tan trong nước: 3 g/L (20°C).
Chỉ số khúc xạ: 1.453.
3 Tính chất hóa học
Caprylyl Glycol là gì? Caprylyl Glycol hay còn được gọi với tên khác là 1,2-Octanediol, hoạt chất là một Diol có công thức phân tử là CH3(CH2)5CHOHCH 2OH.
Caprylyl Glycol là một loại rượu có nguồn gốc từ Acid Caprylic (một loại Acid béo có nguồn gốc từ dầu dừa, dầu cọ và sữa của một số loài động vật có vú). Do có nguồn gốc từ Acid béo nên Caprylyl Glycol ít gây ra tình trạng mẫn cảm và khô da.
Về mặt cấu trúc, Caprylyl Glycol là một chuỗi dài gồm 8 nguyên tử Cacbon và có chứa hai nhóm OH trong công thức cấu tạo. Một nhóm nằm trên nguyên tử Cacbon thứ nhất, và một nhóm khác nằm trên nguyên tử Cacbon thứ hai.
4 Ứng dụng của Caprylyl Glycol
Caprylyl Glycol thường được sử dụng làm chất bảo quản, giữ ẩm và duy trì kết cấu trong các dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Giữ ẩm:
- Caprylyl Glycol có khả năng cấp ẩm nhanh cho da thông qua việc hấp thu nước từ môi trường ngoài. Hoạt chất còn giúp khóa ẩm, hạn chế tình trạng thất thoát nước cũng như tạo ra hàng rào bảo vệ trên da. Qua đó, giúp cải thiện nếp nhăn, tình trạng da khô, bong tróc hoặc xỉn màu.
Kháng khuẩn:
- Do có hàm lượng nước cao lên các sản phẩm chăm sóc da là điều kiện lý tưởng để cho các vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Caprylyl Glycol có tính kháng khuẩn (ở mức vừa phải), do đó khi bổ sung thành phần này vào công thức sẽ ức chế được sự tăng sinh của vi sinh vật, giảm thiểu tối đa nguy cơ kích ứng hoặc nhiễm trùng trên da.
Chất bảo quản:
- Caprylyl Glycol đóng vai trò là chất bảo quản cho các sản phẩm chăm sóc da. Hoạt chất có khả năng hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, nấm mốc gây ra do sự tiếp xúc của sản phẩm với môi trường ngoài. Qua đó giúp tăng tính ổn định cũng như kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
- Ngoài ra, hoạt chất còn là chất ổn định, giúp gia tăng hoạt tính kháng khuẩn của các tá dược chịu trách nhiệm bảo quản khác.
- Caprylyl Glycol được FDA chứng nhận là an toàn khi được sử dụng dưới nồng độ 1% trong các sản phẩm chăm sóc da. Nếu sử dụng hoạt chất này, nhà sản xuất có thể ghi trên nhãn là “không chứa chất bảo quản’’.
Caprylyl Glycol trong mỹ phẩm giúp ổn định kết cấu của sản phẩm:
- Hoạt chất có khả năng cải thiện tính thấm, và kết cấu của các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Giúp tăng độ mượt và các hoạt chất có thể phân bố đều khắp trên bề mặt da, từ đó tạo ra tác động tối ưu.
Ứng dụng chính: Nhờ những khả năng trên mà Caprylyl glycol thường được tìm thấy trong công thức của các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm: kem chống nắng, dầu gội, kem dưỡng da, cấp ẩm, son bóng,… Ngoài ra hoạt chất còn được ứng dụng làm chất tạo mùi thơm, chất làm mềm và chống oxy hóa.
5 Độ ổn định và bảo quản
Caprylyl Glycol có độ ổn định tốt khi được bảo quản ở điều kiện khuyến nghị. Hoạt chất có thể gây ra tình trạng kích ứng mắt nghiêm trọng do đó cần có dụng cụ bảo hộ thích hợp khi cần tiếp xúc trực tiếp với hoạt chất.
6 Quá trình điều chế Caprylyl Glycol
Việc sản xuất Caprylyl Glycol trong công nghiệp được thực hiện theo các bước sau:
Tổng hợp Ethylene Glycol, dây là quá trình tác động nhiệt lên Ethylene Glycol với nước.
Quá trình sản xuất Ethylene Glycol tổng hợp và 1,2-Octanediol thường được thực hiện bằng quá trình oxy hóa với xúc tác là các Acid kiềm tương ứng. Ngoài ra, người ta có thể thay thế chất xúc tác là Acid kiềm bằng Acid 2-hydroxy.
Sản phẩm sẽ được trải qua quá trình tinh lọc nhằm thu được 1,2-Octanediol với độ tinh khiết cao nhất.
7 Độc tính của Caprylyl Glycol
Hoạt chất có thể gây ra độc tính cấp tính qua đường miệng, tổn thương mắt nghiêm trọng hoặc kích ứng mắt. Do đó các chế phẩm chứa Caprylyl Glycol cần phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng, tránh để chế phẩm dây vào mắt, đồng thời bảo quản xa tầm tay của trẻ để tránh trẻ vô tình nuốt phải.
8 Chế phẩm
Caprylyl Glycol là thành phần phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm, dưỡng ẩm, kem chống lão hóa. Ngoài ra nó được bổ sung làm tá dược nhằm tăng độ ổn định, duy trì kết cấu và tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Dưới đây là những sản phẩm có chứa Caprylyl Glycol:
9 Thông tin thêm về Caprylyl Glycol
Sử dụng 1,2-Octanediol để điều trị nhiễm chấy rận ở đầu
Các tác giả Peter N Lee, Katrina Kay, Ruth Jones, Elizabeth R Brunton và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của Caprylyl Glycol trong việc điều trị nhiễm chấy rận ở đầu.
Nghiên cứu 1: Có tổng số 20 người đã tham gia vào thử nghiệm này, họ được sử dụng thuốc chứa thành phần chính là 1,2-Octanediol. Kết quả cho thấy 18/20 người tham gia đã được điều trị khỏi.
Nghiên cứu 2: Đây là một nghiên cứu đa trung tâm, song song, ngẫu nhiên và mù đôi. Theo đó, tổng số 520 người đã tham gia vào thử nghiệm, họ được chia ra làm 2 nhóm. Một nhóm được cho sử dụng Malathion 0,5%, một nhóm được dùng 1,2-Octanediol (cồn 20%) bôi trong 2-2,5 giờ hoặc 8 giờ/ đêm. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng 1,2-Octanediol cho kết quả rõ rệt hơn hẳn.
Kết quả được ghi lại vào các lần tái khám sau 14 ngày kể từ thời điểm tiến hành thử nghiệm cho thấy không còn chấy rận sống sau cả 2 thử nghiệm điều trị.
Kết luận: Caprylyl Glycol hay 1,2-Octanediol có thể là một hoạt chất điều trị chấy rận tiềm năng.
10 Tài liệu tham khảo
1.Tác giả chuyên gia NCBI, 1,2-Octanediol, PubChem. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
2.Tác giả Ian F Burgess, Peter N Lee, Katrina Kay, Ruth Jones, Elizabeth R Brunton, 1,2-Octanediol, a novel surfactant, for treating head louse infestation: identification of activity, formulation, and randomised, controlled trials. ChemSrc. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.