Camu Camu (Myrciaria dubia)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Myrtales (Sim)

Họ(familia)

Myrtaceae (Sim)

Chi(genus)

Myrciaria

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Myrciaria dubia

Camu Camu (Myrciaria dubia)

Camu Camu có nguồn gốc từ thượng nguồn rừng nhiệt đới sông Amazon ở Peru, Nam Mỹ. Camu Camu chứa hàm lượng lớn vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về quả Camu Camu

1 Giới thiệu về quả Camu Camu

Quả Camu Camu là một loại trái cây có nguồn gốc từ thượng nguồn sông Amazon ở Cộng hòa Peru. Vốn là một loại trái cây chỉ được thổ dân địa phương biết đến, hiện nay nó đang nhận được sự quan tâm rộng rãi bởi hàm lượng vitamin C tự nhiên cao. Camu Camu không chỉ thu hút được sự chú ý trong ngành thực phẩm mà còn cả trong ngành làm đẹp cũng đã trở thành một chủ đề nóng.

Tên khoa học: Myrciaria dubia

1.1 Đặc điểm thực vật

Bột Camu Camu
Bột Camu Camu

Camu Camu là một loại cây bụi nhiệt đới, cao từ 2 đến 3 mét, lá to có lông và hoa nhỏ màu trắng như sáp.

Quả Camu Camu có hình dáng giống quả nho, đường kính quả từ 2 đến 3cm. Quả khi chín có màu đỏ tím rất đẹp. Camu camu có thể cao tới khoảng 3 mét.

Quả có vị chua do chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 60 lần so với các loại trái cây thuộc họ cam quýt.

1.2 Đặc điểm phân bố

Camu Camu có nguồn gốc từ thượng nguồn rừng nhiệt đới sông Amazon ở Peru, Nam Mỹ.

2 Thành phần hóa học

Camu camu được coi là một trong những nguồn vitamin C phong phú nhất.
Camu camu được coi là một trong những nguồn vitamin C phong phú nhất.

Camu camu được coi là một trong những loại quả chứa hàm lượng vitamin C phong phú nhất. Nghiên cứu về camu camu vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và danh sách đầy đủ các chất dinh dưỡng vẫn chưa được công bố. Dưới đây là một số thành phần hóa học có trong quả Camu Camu:  

Ngoài vitamin C, camu camu còn chứa lượng lớn:

  • Chất chống oxy hóa như axit ellagic và anthocyanin.
  • Carotenoid như Lutein, Beta-carotene và Zeaxanthin.
  • Axit amin như valine, leucine và serine.
  • Polyphenol như tannin, axit phenolic, Flavonoid và lignan.
  • Khoáng chất như magiê, Sắt, đồng, Kẽm, Kali và Canxi.

3 Thành phần dinh dưỡng Camu Camu

Camu camu rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó là một loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa cao. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam quả camu camu:

  • Vitamin C: 2,4 đến 3g.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): 0,04 mg.
  • Vitamin A: 14,2 µg.
  • Vitamin B1 (Thiamin): 0,01 mg.
  • Magiê: 12,38 mg.
  • Canxi: 27 mg.
  • Phốt pho: 17 mg.
  • Carbohydrate: 4,7 g.
  • Tổng chất xơ: 0,6 g.
  • Chất đạm: 0,5 g.

4 Tác dụng của quả Camu Camu đối với sức khỏe

Tác dụng của quả Camu Camu đối với sức khỏe
Tác dụng của quả Camu Camu đối với sức khỏe

4.1 Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe đường ruột

Hàm lượng vitamin C trong quả Camu Camu cao gấp 56 lần so với một quả chanhvà cao gấp 60 lần so với một quả cam.

Lượng chất dinh dưỡng lớn từ quả Camu Camu cũng có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột và ngăn chặn các gốc tự do, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên động vật năm 2018 thậm chí còn phát hiện ra rằng camu có thể giúp ngăn ngừa béo phì bằng cách thay đổi tích cực hệ vi sinh vật đường ruột và thúc đẩy tiêu hao năng lượng. Một số nghiên cứu cho thấy Camu Camu có thể làm giảm sự tích tụ chất béo và làm giảm tình trạng viêm chuyển hóa, dẫn đến cải thiện khả năng dung nạp Glucose và độ nhạy Insulin.

4.2 Cải thiện sức khỏe gan

Camu Camu chứa phytochemical, vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa có khả năng cải thiện sức khỏe gan.

Đối với những người mắc bệnh gan như xơ gan, việc sử dụng vitamin C đã cho thấy kết quả tích cực.

4.3 Cải thiện tâm trạng

Vitamin C được chiết xuất từ quả Camu Camu đã được chứng minh có khả năng kích thích não sản xuất serotonin từ đó cải thiện tâm trạng của con người.

Vitamin C là một đồng yếu tố quan trọng cần thiết cho việc chuyển đổi tryptophan thành 5-hydroxytryptophan trong sản xuất serotonin. Do đó, có thể vitamin C từ camu camu mang lại lợi ích cho bệnh nhân trầm cảm có liên quan đến mức serotonin thấp.

4.4 Cải thiện sức khỏe răng miệng

Cải thiện sức khỏe răng miệng
Cải thiện sức khỏe răng miệng

Nhờ các chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các thành phần kháng virus, Camu camu có tác dụng chống lại các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm lợi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biện pháp giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các gốc tự do, là nguyên nhân gây viêm trong sự tiến triển của các vấn đề về sức khỏe nướu và nha chu.

4.5 Giảm viêm và căng thẳng oxy hóa

Các chất dinh dưỡng trong camu cũng được phát hiện là giúp giảm viêm, chẳng hạn như bằng cách giảm các dấu hiệu viêm, bao gồm Interleukin (IL-6) và protein phản ứng C có độ nhạy cao.

4.6 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Viêm là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường, bệnh Alzheimer và viêm khớp.

Quả camu camu được cho là có tác dụng như thực phẩm chống viêm mạnh, giúp bảo vệ tim mạch đồng thời cải thiện lượng đường trong máu và phản ứng insulin.

4.7 Giúp bảo vệ thị lực và sức khỏe của mắt

Quả camu camu cũng có thể có tác động tích cực đến các vấn đề về mắt như thoái hóa điểm vàng, bệnh trở nên phổ biến hơn khi tuổi tác tăng lên.

Vitamin C và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác có thể làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng và mất thị lực do tuổi tác.

5 Lưu ý khi sử dụng quả Camu Camu

Để đảm bảo an toàn, trong quá trình sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Do hàm lượng vitamin C cao nên Camu camu cần được sử dụng thận trọng vì có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Chỉ sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.
  • Không tự ý tăng liều khi chưa có chỉ định.
  • Thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang sử dụng để tránh tương tác không mong muốn có thể xảy ra.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Nhung Quynh Do và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2021). Camu-Camu Fruit Extract Inhibits Oxidative Stress and Inflammatory Responses by Regulating NFAT and Nrf2 Signaling Pathways in High Glucose-Induced Human Keratinocytes, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024.
  2. Paul C. Langley và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2015). Antioxidant and Associated Capacities of Camu Camu (Myrciaria dubia): A Systematic Review, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024.

Để lại một bình luận