Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) |
Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) |
Euphorbiaceae (Thầu dầu) |
Chi(genus) |
Euphorbia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Euphorbia kansui |
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Euphorbia kansui.
Tên gọi khác: Cam cao, Chủ điền, cam trạch,…
Họ thực vật: Thầu dầu Euphorbiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cam toại thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây khoảng 20 đến 50cm.
Rễ cây có dạng hình trụ, đường kính khoảng 6 đến 9mm, phần cuối rễ phình to gần giống như chuỗi ngọc trai.
Thân cây có nhiều nhánh từ gốc, một số cây chỉ có 1-2 nhánh.
Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình mũi mác thẳng, chiều dài mỗi là khoảng 2-7cm, chiều rộng từ 4-5mm.
Cụm hoa mọc đơn độc ở đầu cành, cuống hoa ngắn, hoa có màu vàng xanh.
Quả nang, có dạng hình tròn.
Hạt hình trứng, chiều dài khoảng 2,5mm, đường kính khoảng 2mm, mặt ngoài có màu nâu xám đến nâu nhạt.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ củ.
Thời điểm thu hái: Từ tháng 2 đến tháng 8, thường thu hoạch trước khi cây tàn lụi.
Chế biến: Rễ sau khi thu hái, đem rửa sạch và phơi trong bóng râm.
Cam toại trước khi dùng cần chế biến vì dược liệu có độc tính cao, khi dùng có thể gây kích thích niêm mạc Đường tiêu hóa, kích ứng niêm mạc miệng họng, gây tổn thương gan.
Nên lựa chọn những rễ củ có màu nâu sậm, thịt trắng để làm thuốc.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cam toại phân bố ở Trung Quốc, thường mọc ở khu sườn foosc, ven đường.
1.4 Cách trồng cây Cam toại
Cam toại nhân giống bằng hạt, có thể gieo trực tiếp hoặc ươm cây con để trồng.
Đối với phương pháp gieo hạt trực tiếp: Đào các hố nông có độ sau khoảng 1cm, khoảng cách các hố từ 20-25cm, gieo hạt vào hố, phủ đất lên trên, tưới nước tạo để ẩm để cây sinh trưởng.
Đối với phương pháp ươm cây con: Thời điểm trồng cây là vào mùa xuân, khoảng cách giữa các cây là 12cm, khoảng cách giữa các hàng là 6cm.
Xới đất và làm cỏ là việc làm cần thiết trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
Tiến hành bón thúc 2-3 lần một năm. Trong quá trình trồng cây có thể ngắt nụ hoa để tạo điều kiện cho rễ sinh trưởng và phát triển.
Cam toại khi trồng có thể bị các loài sâu bệnh gây hại do đó cần có biện pháp bảo vệ và diệt trừ phù hợp.
2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Cam toại chủ yếu là diterpen, triterpen, Flavonoid, phenolic và axit. Trong số đó, diterpen và triterpenoid là những hợp chất chính trong cây Cam toại, thể hiện nhiều hoạt động dược lý, chẳng hạn như kháng vi-rút, gây kích ứng da và điều chỉnh tác dụng kháng nhiều loại thuốc.
Một triterpenoid mới được phân lập từ cây Cam toại là tirucalla-8,24-diene-3β,11β-diol-7-one và eupha-8,24-diene-3β,11β-diol-7-one.
3 Tác dụng – Công dụng của dược liệu Cam toại
3.1 Tác dụng dược lý
Cam toại được chứng minh có tác dụng tốt trong trường hợp xơ gan cổ trướng, chống oxy hóa, chống ung thư, lợi tiểu…
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Vị đắng, tính hàn, có độc.
Tác dụng: Hóa đờm, trị sán khí kết.
3.2.2 Công dụng của cây Cam toại
Cam toại được sử dụng trong các trường hợp chướng bụng, khó thở, tiểu tiện không thông,…
Lưu ý: Cam toại là vị thuốc độc, không dùng cho phụ nữ có thai, những người suy nhược cần sử dụng thận trọng.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Cam toại
4.1 Chữa phù bụng đầy chướng
10g Cam toại.
100g Hắc khiên ngưu.
Các vị đem tán thành bột, sắc với nước, mỗi lần uống khoảng 1-2 ngụm.
4.2 Chữa chứng khó thở
100g Cam toại.
100g Đại kích.
Các vị nướng trên lửa, tán nhỏ thành bột.
Mỗi lần dùng nửa thìa cà phê đem sắc cùng với nước sôi để uống.
4.3 Trị đại tiểu tiện không thông
Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, 2 vị dùng lượng bằng nhau, đem tán thành bột sau đó sử dụng vị thuốc Táo nhục để làm thành viên, kích thước mỗi viên bằng hạt ngô, mỗi lần dùng 40 viên với Xâm thần nhiệt thang. Khi tiểu được thì ngừng.
4.4 Bài thuốc Cam toại bán hạ thang
Dùng để tiêu đờm, chỉ thống, tiêu chảy do thủy ẩm gây ra.
4g Cam toại.
12 củ Bán Hạ.
4g Chích thảo.
6g Thược dược.
100mg mật.
Sắc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml, uống khi nước sắc còn ấm.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Qiao Zhang và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2017). Chemical Constituents from Euphorbia kansui, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.