Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Magnoliophyta (Thực vật có hoa) Magnoliopsida (Thực vật hai lá mầm) |
Bộ(ordo) |
Fabales (Đậu) |
Họ(familia) |
Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) |
Dalbergia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Dalbergia oliveri Gamble ex Prain |
Cẩm lai là loài cây gỗ, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 20 đến 30 mét, đường kính thân khoảng 0,5 đến 0,6 mét. Vỏ thân cây có màu xám, trên thân có những đốm có màu trắng hoặc màu vàng. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Dalbergia oliveri Gamble ex Prain
Họ thực vật: Đậu (Fabaceae.
1.1 Cách nhận biết cây Cẩm lai
Cẩm lai là loài cây gỗ, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 20 đến 30 mét, đường kính thân khoảng 0,5 đến 0,6 mét.
Vỏ thân cây có màu xám, trên thân có những đốm có màu trắng hoặc màu vàng. Lõi gỗ có mùi gần giống mùi của cây sắn dây.
Lá mọc kép lông chim 1 lần lẻ, chiều dài mỗi lá khoảng 15-25cm, gồm 11 đến 15 lá chét, phiến lá chét có dạng hình ngọn giáo, chiều dài lá chét khoảng 5-8cm, chiều rộng từ 1,5 đến 3cm. Hai mặt của lá nhẵn, gồm 9-12 đôi gân bên.
Cụm hoa mọc ở đầu cành hay nách lá ở gần đỉnh cành tạo thành hình chùy, lá bắc sớm rụng. Nhị 10, tràng 5, bầu 2-3 ô.
Quả đậu, hơi thắt eo, tại những vị trí thắt eo có hạt.
Thường có 1 hạt, thỉnh thoảng có 2 hạt hình thận, màu đen nhạt.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Gỗ.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cẩm lai thường mọc ở những khu vực ẩm ướt, tương đối bằng phẳng hoặc mọc ở những khu vực ven sông, ven suối. Cẩm lai thường mọc rải rác hoặc mọc thành từng đám nhỏ trong các khu rừng rậm nhiệt đới.
Tại nước ta, cây mọc tự nhiên trong các tỉnh thuộc phía Nam như Kon Tum, Gia Lai, Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk,… Ngoài ra, cây còn phân bố ở các khu vực khác như Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia.
Cẩm lai do bị khai thác quá mức nên nhiều khu vực hiện nay không còn tìm thấy loài cây này. Hiện nay, Cẩm lai được phân hạng ở mức nguy cấp.
Cẩm lai là loài có khả năng chịu bóng tốt, tuy nhiên những cây trưởng thành lại sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có nhiều nắng. Cẩm lai là loài ưa đất thịt, phát triển chậm.
2 Cây Cẩm lai có mấy loại? Giá bao nhiêu?
Cẩm lai là một dòng gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao. Tùy thuộc vào màu sắc gỗ mà các thương lái chia gỗ Cẩm lai thành 3 loại:
2.1 Gỗ Cẩm lai đỏ
Là loại quý hiếm, tuổi thọ của cây càng cao, gỗ càng có giá trị. Đặc điểm của gỗ Cẩm lai đỏ là kết cấu rắn chắc, mùi thơm nhẹ, gỗ có màu đỏ bắt mắt. Đây là loại gỗ có giá trị cao nhất trong 3 loại. Giá gỗ Cẩm lai đỏ dao động khoảng 700.000 đến 800.000 đồng/kg.
2.2 Gỗ Cẩm lai đen
Bề mặt bóng, mùi thơm nhẹ giúp xua đuổi côn trùng, ngăn ngừa mối mọt, bề mặt có những vân gỗ lượn sóng bắt mắt. Giá thành dao động khoảng 100.000 đến 200.000 đồng/kg.
2.3 Gỗ Cẩm lai xanh
Gỗ cứng, không bị biến dạng khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, ít bị mối mọt, có giá trị thấp hơn gỗ Cẩm lai đen và Cẩm lai đỏ.
3 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của cây Cẩm lai đã được nhiều nhà khoa học nước ngoài quan tâm nghiên cứu.
Các nghiên cứu cho thấy, cây Cẩm lai rừng chứa các hoạt chất bao gồm isoflavonoid, neoflavonoid, coumestone, coumarin, flavanone, chalcone và pterocarpan. Các công trình trong nước nghiên cứu về thành phần hóa học của Cẩm lai hiện nay vẫn còn hạn chế.
Một nghiên cứu được thực hiện trong nước đã phân lập được 3 hợp chất của cây Cẩm lai bao gồm:
- 3-hydroxy-8,9-methylenedioxypterocarpan: Chất bột màu trắng.
- 3,8-dihydroxy-9-methoxypterocarpan: Chất rắn màu trắng.
- 3-hydroxy-9-methoxypterocarpan: Chất bột màu trắng.
4 Tác dụng – Công dụng của cây Cẩm lai
Dựa trên chiết xuất và phân lập có hướng dẫn xét nghiệm sinh học, chín hợp chất tự nhiên bao gồm daidzein (1), formononetin (2), 3,7-dihydroxy-4′ – methoxyflavone (3), liquiritigenin (4), 3′ – methoxydaidzein (5), dalbergin (6), butin (7), sativanone (8) và isoliquiritigenin ( 9 ) đã được phân lập từ gỗ lõi của cây Cẩm lai Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các hợp chất 1, 3 và 5-8 được xác định từ cây Cẩm lai. Butin A (7) và isoliquiritigenin (9) cho thấy hoạt tính ức chế mạnh nhất đối với sản xuất NO do LPS gây ra. Những kết quả này cho thấy các thành phần hoạt tính từ cây Cẩm lai có thể hữu ích cho việc nghiên cứu và phát triển các tác nhân gây viêm.
Gỗ Cẩm lai thuộc loại gỗ quý nên bị nhiều đối tượng khát thác, săn lùng quá mức khiến cho nhiều khu vực không còn tìm thấy loài cây này. Gỗ Cẩm lai bền, chắc, màu vân đẹp, màu gỗ đẹp, có khả năng chống mối mọt do đó được dùng để sản xuất các đồ gỗ, đồ mỹ nghệ,…
5 So sánh gỗ Cẩm lai với gỗ Trắc, gỗ hương, gỗ gụ
Gỗ Trắc và gỗ Cẩm lai đều là những loại gỗ quý của nước ta. Những loài cây này có đặc điểm là sinh trưởng chậm, có nhiều màu sắc, gỗ có mùi thơm nhẹ, khả năng chống mối mọt cao do đó giá thành cũng tương đối cao.
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa gỗ Trắc và gỗ Cẩm lai:
Đặc điểm |
Gỗ Cẩm lai |
Gỗ Trắc |
Gỗ Gụ | Gỗ Hương |
Màu sắc, vân gỗ |
Có 3 loại gồm gỗ Cẩm lai đỏ, gỗ Cẩm lai xanh, gỗ Cẩm lai đen Thớ gỗ mỏng hơn Khả năng giữ màu bền Vân gỗ sắc nét |
Có 3 loại gồm gỗ Trắc đỏ, gỗ Trắc vàng và gỗ Trắc đen Thớ gỗ dày hơn Khả năng giữ màu kém hơn so với gỗ Cẩm lai Vân gỗ có nhiều lớp hơn gỗ Cẩm lai |
Màu sáng, độ bền cao |
Gỗ chỉ có một màu nâu sẫm Độ bền kém hơn gỗ Cẩm lai Đường vân gỗ tự nhiên nhưng không đều như gỗ Cẩm lai |
Tính chất |
Gỗ chắc, bền, không bị mối mọt phá hủy, dễ gia công, dễ đánh bóng |
Thớ gỗ mịn, có mùi thơm nhẹ, cứng và nặng |
Chống mối mọt và môi trường ẩm ướt tốt hơn so với gỗ Cẩm lai | Gỗ chắc, bền, không bị mối mọt, cong vênh |
Mùi thơm |
Thơm dịu, gỗ sau khi cháy tạo thành than màu trắng | Thơm nồng hơn, giống như mùi trẻ ngâm nước lâu ngày | Gỗ Gụ có mùi hơi chua, không hăng | Mùi thơm nhẹ nhàng |
Giá thành |
Giá gỗ Cẩm lai đỏ dao động khoảng 700.000 đến 800.000 đồng/kg. Giá gỗ Cẩm lai đen dao động khoảng 100.000 đến 200.000 đồng/kg. |
Giá gỗ Trắc đỏ khoảng 600.000 đến 800.000 đồng/kg Giá gỗ trắc đen khoảng 100.000 đến 200.000 đồng/kg |
Giá thành thấp hơn so với gỗ Cẩm lai, giá gỗ gụ phách khoảng 50 đến 70 triệu đồng/m3gỗ | Giá thành rẻ hơn so với gỗ Cẩm lai, dao động khoảng 50.000.000 đến 120.000.000 đồng/m3 gỗ |
6 Tài liệu tham khảo
Tác giả Ngu Truong Nhan và cộng sự (Ngày đăng 3 tháng 10 năm 2022). Anti-inflammatory activity of ingredients from the heartwood of Vietnamese Dalbergia oliveri Gamble ex Prain, Journals. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.