Cá Ngựa (Hải mã – Hippocampus spp.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Chordata (Ngành Động vật có dây sống)

Actinopterygii (Lớp Cá vây tia)

Bộ(ordo)

Syngnathiformes (Cá chìa vôi)

Họ(familia)

Syngnathidae (Cá chìa vôi)

Chi(genus)

Hippocampus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Hippocampus spp.

Cá Ngựa (Hải mã - Hippocampus spp.)

Cá ngựa được biết đến khá phổ biến với công dụng tăng cường sinh lực nam giới, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ phụ nữ trong quá trình sinh đẻ. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Cá ngựa.

1 Giới thiệu về loài Cá ngựa

Hải mã, hay còn được gọi là cá ngựa, là một loài cá nước mặn với đầu giống như đầu ngựa, có tên khoa học là Hippocampus spp. và thuộc họ Hải long – Syngnathidae. Trên toàn cầu, chi Hippocampus có khoảng 36 loài khác nhau, trong đó có một số loài được sử dụng phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc như Cá ngựa vằn (Hippocampus comes), cá ngựa gai (Hippocampus histrix Kaup), cá ngựa ba chấm (Hippocampus trimaculatus Leach.), cá ngựa trắng (Hippocampus kelloggi Jordan. et Snyder.), cá ngựa đen/vàng (Hippocampus kuda Bleeker.).

Cá ngựa - Vị thuốc cường dương và cải thiện tuần hoàn máu
Hình ảnh loài Cá ngựa

1.1 Mô tả đặc điểm

Cá ngựa là một loại cá sống ở nước mặn với chiều dài trung bình khoảng 15-20 cm, thậm chí có loài còn có thể dài tới 30 cm và có màu sắc khác nhau như trắng, vàng hoặc hơi xanh đen. Cá ngựa trắng là loài có kích thước lớn nhất, tới 30 cm, trong khi đó loài cá ngựa mõm ngắn lại có kích thước nhỏ nhất, khoảng từ 5-7 cm. Tuy nhiên, loại cá ngựa có màu sắc trắng hoặc vàng thường được đánh giá là tốt nhất.

1.2 Thu hái và chế biến

Để làm thuốc, người ta sử dụng toàn bộ cơ thể của cá ngựa (Hippocampus) sau khi bắt được, loại bỏ ruột và uốn đuôi cong trước khi phơi hay sấy khô. Thông thường, người ta sẽ chọn các cặp cá ngựa có kích thước tương đương nhau và buộc chúng lại thành đôi.

Cá ngựa - Vị thuốc cường dương và cải thiện tuần hoàn máu
Dược liệu cá ngựa

1.3 Đặc điểm phân bố

Cá ngựa sinh sống tại các vùng ven biển của Việt Nam, chủ yếu xuất hiện ở các khu vực gần cửa sông có nhiều rong, rạn san hô và mực nước sâu khoảng 0,5-2 mét. Hiện nay, một số loài cá ngựa đã được nghiên cứu để nuôi trong điều kiện nhân tạo tại Việt Nam.

2 Thành phần hóa học

Cá ngựa là nguồn thực phẩm giàu protein, đặc biệt là chứa nhiều acid amin như glycin, alanin, acid glutamic, acid aspartic và Arginin. Ngoài ra, cá ngựa còn chứa các hợp chất khác như axit béo, peptit, sterit, dẫn xuất của acid phthalate và một số hợp chất khác.

3 Tác dụng – Công dụng của Cá ngựa

3.1 Tác dụng dược lý 

Trong hàng ngàn năm qua, cá ngựa đã được sử dụng như một loại thuốc quý giá trong y học cổ truyền Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, thành phần chính của cá ngựa chứa các hợp chất như steroid, axit amin, peptide và axit béo, v.v. có tác dụng tốt đối với việc bổ thận dương, thúc đẩy lưu thông máu, giảm sưng và giảm đau, tăng cường tạo máu và điều trị các bệnh như khối u, lão hóa, mệt mỏi và viêm khớp.

Cá ngựa - Vị thuốc cường dương và cải thiện tuần hoàn máu
Vị thuốc cá ngựa

Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng cá ngựa có nhiều hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm chống khối u, chống lão hóa và chống mệt mỏi. Hiện nay, cá ngựa đã được sử dụng rộng rãi để điều trị rối loạn cương dương (ED) và được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc điều trị các bệnh khác nhau.

3.2 Vị thuốc Cá ngựa – Công dụng theo y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Theo Đông y, cá ngựa có tính ôn, vị ngọt, không độc và có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tình dục nam giới, tăng cường sinh lực nam giới, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ phụ nữ trong quá trình sinh đẻ.

3.2.2 Công dụng của cây Cá ngựa

Trong y học dân gian, cá ngựa được coi là một loại thuốc bổ có tác dụng kích thích cương dương. Nó cũng được sử dụng để chữa đau bụng, hiếm muộn ở phụ nữ và cũng giúp đỡ cho việc sinh con. Phương thức sử dụng của cá ngựa có thể là dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên và thường được dùng dưới dạng cặp cá ngựa. 

Cá ngựa - Vị thuốc cường dương và cải thiện tuần hoàn máu
Rượu cá ngựa

4 Bài thuốc từ rượu Cá ngựa

4.1 Cải thiện các triệu chứng yếu sinh lý, liệt dương, di tinh

Sử dụng các nguyên liệu như cá ngựa một cặp, khởi tử 12g, Câu Kỷ Tử 10g, Đại Hồi 6g, Dâm Dương Hoắc 6g. Hãy ngâm chúng vào nửa lít rượu trắng, để trong vòng một tháng sau đó dùng mỗi ngày 30ml.

4.2 Điều trị tình trạng liệt dương và khó có con ở phụ nữ do suy giảm dương khí

Lấy 30g cá ngựa, 20g long nhãn, 20g Cốt Toái Bổ và 30g Nhân Sâm, cắt nhỏ và ngâm với 1 lít rượu trong khoảng 7-10 ngày. Thời gian ngâm càng lâu càng tốt. Uống 20-40 ml mỗi ngày, pha thêm Mật Ong nếu cần.

4.3 Suy nhược

Sử dụng một đôi cá ngựa, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, sử dụng 2-3 lần một ngày. Phương pháp này có thể sử dụng để bổ sung năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ cho những trường hợp suy nhược cơ thể, chấn thương đụng dập hoặc suy nhược thần kinh.

5 Cách ngâm rượu cá ngựa

Trong Y học cổ truyền, Cá ngựa có vị ngọt, tính bình, rượu có vị cay, tính ấm. Việc kết hợp 2 nguyên liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, đặc biệt thích hợp trong các trường hợp suy nhược.

Chuẩn bị: 1 đôi cá ngựa, 500ml rượu trắng, bình đựng.

Cách tiến hành: Cá ngựa cho vào bình đựng (nên đựng bằng bình thủy tinh). Thêm rượu, để ở nơi thoáng mát trong 7 ngày, sau đó có thể sử dụng.

Ngoài ra, bạn có thể ngâm Cá ngựa với các dược liệu khác như Hải sâm, Ba Kích, Dâm dương hoắc tùy theo nhu cầu sử dụng.

6 Giá 1kg cá ngựa khô là bao nhiêu?

Giá cá ngựa khô sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước cá ngựa. Giá bán có thể lên đến 20.000.000 đồng cho 1kg cá ngựa khô.

7 Tài liệu tham khảo

  1. Nhận thức cây thuốc và dược liệu, chủ biên Trần Hùng (Xuất bản năm 2021). Cá ngựa trang 74 – 75, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. Tác giả Lu Chen và cộng sự (Đăng ngày 13 tháng 03 năm 2015). The genus Hippocampus—A review on traditional medicinal uses, chemical constituents and pharmacological properties, ScienceDirect. Truy cập ngày 10 tháng 04 năm 2023.

Để lại một bình luận