Thương hiệu | Danapha, Công ty cổ phần Dược DANAPHA |
Công ty đăng ký | DANAPHA |
Số đăng ký | VD-31042-18 |
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm |
Quy cách đóng gói | 1 hộp có 10 ống x 4ml |
Hoạt chất | Bupivacain hydroclorid |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | at204 |
Chuyên mục | Thuốc Gây Tê/Mê |
Thuốc Buvisol được chỉ định để gây tê tủy sống. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Buvisol
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi ống tiêm chứa
- Hoạt chất Bupivacain hydroclorid: 20 mg
- Tá dược: Natri clorid, nước để pha thuốc tiêm
Dạng bào chế: ống tiêm
2 Tác dụng-Chỉ định của thuốc Buvisol
2.1 Tác dụng của thuốc Buvisol
2.1.1 Dược lực học
Ức chế có hồi phục dẫn truyền xung động dọc theo sợi thần kinh bằng cách ngăn cản dòng ion natri đi vào qua màng tế bào thần kinh. Thuốc gây tê nhóm amide, có tác động tại kênh natri của màng tế bào thần kinh
Thuốc gây tê tại chỗ có tác động tương tự trên màng tế bào dễ bị kích thích ở não và cơ tim. Nếu lượng thuốc quá mức đi vào hệ thống tuần hoàn nhanh, triệu chứng và dấu hiệu nhiễm độc sẽ xuất hiện, xuất phát chủ yếu từ hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch.
Nhiễm độc hệ thần kinh trung ương thường xuất hiện trước tác động trên tim mạch do xảy ra ở nồng độ huyết tương thấp hơn. Tác động trực tiếp của thuốc gây tê trên tim bao gồm chậm dẫn truyền, ức chế co bóp cơ tim và cuối cùng là ngừng tim.
Tác động gián tiếp trên tim mạch như hạ huyết áp, nhịp tim chậm, có thể xảy ra sau khi tiêm tủy sống tùy theo mức độ ức chế giao cảm.
2.1.2 Dược động học
Bupivacaine là thuốc gây tê nhóm amide, có tác dụng kéo dài, có liên quan về mặt hóa học với lignocaine và mepivacaine. Tác động gấp khoảng 4 lần so với lignocaine. Khởi phát tác dụng phong bế chậm hơn lignocaine, đặc biệt khi gây tê dây thần kinh lớn.
Bupivacaine có tác dụng khởi phát nhanh và thời gian tác dụng kéo dài.
Sau khi tiêm tĩnh mạch, bupivacaine được bài tiết qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng chuyển hóa và 6 % ở dạng không đổi. Sau khi tiêm ngoài màng cứng, lượng bupivacaine ở dạng không đổi được tìm thấy trong nước tiểu khoảng 0,2 %, pipecolylxylidine (PPX) khoảng 1 % và 4-hydroxy-bupivacaine khoảng 0,1 % liều đã được sử dụng.
Các thông số dược động học có thể thay đổi đáng kể bởi một số yếu tố do bệnh gan và thận, đường sử dụng, tuổi bệnh nhân và thuốc được sử dụng đồng thời
3 Chỉ định của thuốc Buvisol
Thuốc tiêm Buvisol được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Gây tê tủy sống.
- Thích hợp cho phẫu thuật chi dưới kéo dài 3 – 4 giờ khi cần có tác dụng giãn cơ
4 Liều dùng-Cách dùng thuốc Buvisol
4.1 Liều dùng thuốc Buvisol
- Liều sử dụng thay đổi và tùy thuộc vào vùng da cần được gây tê, tình trạng mạch máu ở mô, số đoạn thần kinh cần phong bế, mức độ gây tê, và mức độ giãn cơ cần thiết, khả năng dung nạp ở từng cá thể, kỹ thuật gây tê, và tình trạng thực thể của bệnh nhân.
- Nên sử dụng liều thấp nhất đạt hiệu quả gây tê. Nồng độ và liều lượng dùng để gây tê phẫu thuật cao hơn dùng để giảm đau.
- Liều khuyến cáo cho người lớn thể trạng bình thường: Tiêm 3 – 4 ml dung dịch Buvisol (1 ống tiêm)
- Mức độ lan tỏa của bupivacaine phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là thể tích thuốc sử dụng, tư thế của bệnh nhân và tốc độ tiêm. Sự khác nhau về độ lan tỏa giữa liều 3 ml và 4 ml là xấp xỉ 2 đoạn đốt sống. Thể tích lớn hơn sẽ kéo dài thời gian gây tê lâu hơn 1/2 – 1 giờ ở đoạn thắt lưng và phong bế vận động cũng lâu hơn. Khi tiêm 3 ml vào gian đốt sống thắt lưng L3 L4 với bệnh nhân ở 1 – tư thế nằm ngửa song song mặt đất, độ lan tỏa sẽ lên đến T5 – T7. Nếu bệnh nhân ở tư thế ngồi thì độ lan tỏa sẽ lên đến T4 – T5.
4.2 Cách dùng thuốc Buvisol hiệu quả
Nên tiêm chậm, hút bơm tiêm thường xuyên để tránh tiêm nhầm vào mạch máu gây ra phản ứng nhiễm độc.
Dạng trình bày của dung dịch tiêm Buvisol để sử dụng một lần duy nhất cho một bệnh nhân. Cần bỏ dung dịch thừa khi đã mở ống tiêm.
⇒ Xem thêm thuốc có cùng công dụng tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Marcaine Spinal Heavy 0.5% – Thuốc dùng cho gây tê
5 Chống chỉ định
- Dị ứng và tăng nhạy cảm với thuốc gây tê tại chỗ nhóm amide. Test da chỉ có giá trị hạn chế trong việc phát hiện tính nhạy cảm với thuốc.
- Tiêm tĩnh mạch.
- Bệnh lý của hệ thống não tủy: Viêm màng não, khối u (nguyên phát hoặc thứ phát), viêm tủy xám bại liệt, thoái hóa tủy sống bán cấp, xuất huyết nội sọ, bệnh thoái hóa myelin và tăng áp lực nội sọ.
- Một số bệnh lý về xương cột sống như: lao, khối u và viêm xương tủy xương. Viêm khớp, viêm đốt sống, hẹp tủy sống và các bệnh khác của cột sống, chấn thương gần đây do gãy xương, làm cho không thể chọc dò tủy sống. Bệnh nhân hạ huyết áp chưa được điều chỉnh hoặc có rối loạn đông máu hoặc đang điều trị với thuốc chống đông máu.
- Không được gây tê khi có viêm và/hoặc nhiễm trùng ở vùng tiêm hoặc khi có nhiễm khuẩn huyết.
- Thiếu máu ác tính đi kèm với thoái hóa tủy sống bán cấp.
- Sốc do tim hoặc do giảm thể tích máu.
6 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có liên quan đến liều sử dụng, có thể do nồng độ thuốc trong huyết tương cao gây ra do quá liều hoặc do hấp thu nhanh, hoặc do mẫn cảm, phản ứng đặc ứng hoặc giảm dung nạp ở một số bệnh nhân. Một phản ứng ngoại ý hiếm gặp, nhưng nặng, sau khi tiêm tủy sống bupivacaine là sự phong bế tủy sống quá mức (hoàn toàn) dẫn đến ức chế hô hấp và tim mạch. Sự ức chế hệ tim mạch là do phong bế giao cảm quá mức dẫn đến hạ huyết áp nặng, chậm nhịp tim, thậm chí ngừng tim. Giảm thông khí là do sự ức chế cơ hô hấp kể cả cơ hoành. Khi sử dụng liều thấp, phản ứng ngoại ý toàn thân hiếm khi xảy ra với gây tê tủy sống.
Hệ thần kinh trung ương | Choáng váng, bồn chồn, sợ hãi, thờ ơ, lú lẫn, chóng mặt, buồn ngủ, ù tai, hoa mắt, nôn mửa, cảm giác nóng, lạnh hoặc tê, co rút, run, co giật, mất tri giác, ức chế hô hấp và/hoặc ngừng hô hấp, kích động, nuốt khó và nói lắp. |
Hệ tim mạch | Nhịp tim chậm, hạ huyết áp, trụy tim mạch, có thể dẫn đến ngừng tim. |
Rối loạn xương khớp, mô liên kết | Yếu cơ, đau lưng |
Huyết động học | Gây tê vùng có thể dẫn đến hạ huyết áp ở bà mẹ đang mang thai |
Dị ứng | Tổn thương da, mề đay, phù nề hoặc phản ứng phản vệ |
Thần kinh | Hạ huyết áp thứ phát do phong bế tủy sống, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột, mất cảm giác vùng đáy chậu và chức năng sinh dục… |
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
⇒ Xem thêm thuốc khác tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Marcain 0.5% gây tê tủy sống trong phẫu thuật
7 Tương tác
- Thuốc gây tê khác hoặc các chất có liên quan cấu trúc với thuốc gây tê nhóm amide
- Sử dụng thận trọng bupivacaine vì có thể làm tăng độc tính
- Thuốc chống loạn nhịp như mexiletine
- Sử dụng thận trọng bupivacaine do làm tăng khả năng ảnh hưởng trên tim
8 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
8.1 Lưu ý và thận trọng
- Khi sử dụng bất kỳ một thuốc gây tê nào, phương tiện, thuốc hồi sức, oxy, phải sẵn có để xử trí các tác dụng ngoài ý muốn trên hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh trung ương. Nên đặt ống thông tĩnh mạch trước khi tiêm thuốc tê. Việc chậm trễ trong xử trí nhiễm độc liên quan liều sử dụng, kém thông khí vì bất kỳ lý do nào và/hoặc thay đổi nhạy cảm có thể dẫn đến nhiễm acid, ngừng tim và tử vong.
- Nên tiêm chậm, hút bơm tiêm thường xuyên để tránh tiêm nhầm vào mạch máu gây ra phản ứng nhiễm độc.
- Cần theo dõi cẩn thận, thường xuyên các dấu hiệu hô hấp, tim mạch và trạng thái ý thức của bệnh nhân sau mỗi lần tiêm thuốc gây tê. Bồn chồn, lo lắng, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, run, trầm cảm, hoặc buồn ngủ có thể là các dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiễm độc thần kinh trung ương.
- Thuốc gây tê nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có sẵn bệnh lý thần kinh bất thường (nhược cơ). Thận trọng trong gây tê tủy sống khi có bệnh lý thần kinh trung ương nghiêm trọng, bệnh lý tủy sống
- Phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị và khả năng gây nguy hiểm trước khi gây tê tủy sống cho bệnh nhân rối loạn thần kinh như chứng đa xơ cứng, liệt nửa người, liệt và rối loạn thần kinh cơ.
- Bệnh nhân với chứng giảm dung lượng máu có thể bị hạ huyết áp đột ngột và nghiêm trọng khi gây tê tủy sống.
- Phản ứng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng sau khi gây tê tủy sống là sự phong bế tủy sống quá mức hoặc hoàn toàn, dẫn đến suy tim mạch và suy hô hấp (hạ huyết áp, nhịp tim chậm, ngừng tim…)
- Hậu quả hiếm gặp sau gây tê tủy sống là tổn thương thần kinh như mất cảm giác, tê vận động yếu, liệt, một vài trường hợp vĩnh viễn không hồi phục.
- Giảm liều ở người cao tuổi và phụ nữ ở giai đoạn cuối thai kỳ.
- Sự an toàn và hiệu quả của dung dịch tiêm Buvisol phụ thuộc vào liều lượng thích hợp, kỹ thuật gây tê đúng và sự thận trọng khi sử dụng.
- Sử dụng liều thấp nhất có thể để gây tê hiệu quả. Các liều lặp lại có thể gây tích lũy bupivacaine hoặc các dạng chuyển hóa của nó dẫn đến nhiễm độc. Khả năng dung nạp khi nồng độ thuốc trong máu tăng thay đổi theo tình trạng bệnh nhân. Ở bệnh nhân lớn tuổi, trẻ em hoặc bệnh nhân suy nhược, bao gồm bệnh nhân có block dẫn truyền một phần hoặc toàn phần, bệnh gan tiến triển, hoặc suy thận nặng, cần phải giảm liều. Thận trọng khi sử dụng bupivacaine ở trẻ em dưới 12 tuổi.
- Nếu việc gây tê dẫn đến nồng độ thuốc cao trong máu, bupivacaine có thể gây độc tính cấp trên tim mạch và thần kinh trung ương (loạn nhịp thất, rung thất, trụy tim mạch, tử vong). Điều này đặc biệt xảy ra sau khi tiêm nhầm thuốc vào tĩnh mạch.
- Thận trọng khi sử dụng bupivacaine ở bệnh nhân động kinh, rối loạn dẫn truyền cơ tim, chậm nhịp tim, sốc nặng, nhiễm độc digitalis, rối loạn chức năng tim mạch, bệnh nhân đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm III (như Amiodarone). Ở những bệnh nhân có hội chứng Stock – Adams hoặc hội chứng Wolff – Parkinson – White, cần đặc biệt thận trọng để tránh tiêm nhầm vào động – tĩnh mạch.
- Thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng, bệnh gan nặng, bệnh tăng năng tuyến giáp.
- Bupivacaine cần được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có yếu tố di truyền dễ bị tăng thân nhiệt ác tính, do tính an toàn chưa được xác định rõ. Nên có sẵn một quy trình chuẩn để xử trí trường hợp tăng thân nhiệt ác tính.
- Mỗi ml dung dịch tiêm Buvisol có 0,14 mmol (3,2 mg) natri. Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân cần kiểm soát lượng natri đưa vào.
8.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
- Bupivacaine đi qua nhau thai và sữa mẹ, tính an toàn của Bupivacaine chưa được xác định. Cần sử dụng thận trọng với phụ nữ có thai do thời kỳ mang thai tăng nhạy cảm với bupivacaine
- Bupivacaine được sử dụng phổ biến trong sản khoa để giảm đau khi chuyển dạ và ít gây tai biến.
8.3 Xử trí khi quá liều
8.3.1 Triệu chứng
- Triệu chứng của nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng đầu tiên là dị cảm quanh miệng, tê lưỡi, choáng váng, tăng thính lực, ù tai. Rối loạn thị giác và run cơ nặng hơn, xuất hiện trước khi bắt đầu co giật toàn thân.
- Có thể tiếp theo là mất tri thức và cơn động kinh lớn. Các biểu hiện này có thể kéo dài từ vài giây đến nhiều phút. Thiếu oxy và tăng carbon dioxid máu xảy ra nhanh sau cơn co giật do tăng hoạt động cơ và do tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng có thể ngừng thở.
- Nhiễm độc tim mạch là biểu hiện của trường hợp nặng hơn. Hạ huyết áp, chậm nhịp tim, rối loạn nhịp tim và thậm chí ngừng tim có thể xảy ra do nồng độ toàn thân của thuốc gây tê cao. Dấu hiệu nhiễm độc hệ tim mạch thường xảy ra sau các dấu hiệu nhiễm độc hệ thần kinh trung ương, trừ khi bệnh nhân đang dùng thuốc gây mê hoặc thuốc an thần mạnh như benzodiazepine hoặc barbiturate
8.3.2 Xử trí
- Nếu các dấu hiệu nhiễm độc toàn thân cấp tính xuất hiện, phải ngừng tiêm thuốc gây tê ngay lập tức.
- Nếu co giật xảy ra, cần lập tức duy trì đường thở và hỗ trợ thông khí hoặc thông khí kiểm soát với oxy bằng mặt nạ qua hệ thống dẫn khí áp lực dương. Cần đánh giá tình trạng tuần hoàn. Nếu co giật kéo dài mặc dù đã hỗ trợ hô hấp đầy đủ, và nếu tình trạng tuần hoàn cho phép, có thể tiêm tĩnh mạch các thuốc chống co giật thích hợp như barbiturate tác dụng rất nhanh (như thiopentone) hoặc benzodiazepine (như Diazepam). Suxamethonium có thể nhanh chóng làm ngừng sự co giật, nhưng cần đặt nội khí quản và kiểm soát thông khí.
- Nếu suy tim mạch (hạ huyết áp, nhịp tim chậm, rung thất, ngừng tim), phải điều trị hồi sức tim mạch có hiệu quả và duy trì một thời gian đủ lâu.
- Thở oxy và thông khí tối ưu, hỗ trợ tuần hoàn cũng như điều trị nhiễm toan có tầm quan trọng quyết định.
8.4 Bảo quản
Để thuốc nơi khô thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 °C
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD- 31042- 18
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược Danapha
Đóng gói: 1 hộp có 10 ống tiêm, mỗi ống chứa 4ml
10 Thuốc Buvisol giá bao nhiêu?
Thuốc Buvisol Danapha hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 hoặc 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Buvisol mua ở đâu?
Thuốc Buvisol mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Sản phẩm thuốc thay thế Thuốc Buvisol
- Thuốc Bupivacaine For Spinal Anaesthesia Aguettant 5mg/ml sản xuất tại Pháp có cùng hoạt chất Bupivacain hydroclorid, hàm lượng 20mg/ 4ml, dạng ống tiêm, công dụng gây tê giống Buvisol. Vì vậy nên có thể thay thế nhau trong quá trình gây tê
- Thuốc Bupivacaine Aguettant sản xuất tại Nga có cùng hoạt chất Bupivacain hydroclorid, hàm lượng 5mg/ ml, dạng ống tiêm, công dụng gây tê giống Buvisol. Vì vậy nên có thể thay thế trong trường hợp Buvisol không có sẵn
13 Ưu điểm
-
Danapha là công ty sản xuất dược mỹ phẩm có lịch sử hơn 55 năm, xuất khẩu đến 15 nước trên thế giới, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, uy tín, chất lượng
-
Thuốc dạng tiêm nên hấp thu vào cơ thể nhanh, hoàn toàn, tránh được ảnh hưởng của đường tiêu hóa
- Bupivacain là một thuốc gây tê cục bộ mạnh với các đặc điểm độc đáo từ thuốc gây tê cục bộ nhóm amide và được sử dụng rất phổ biến trong gây tê vùng, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống và gây tê tại chỗ. [1]
- Bupivacain còn có sự giảm đau đáng kể ở phẫu thuật răng hàm. [2]
- Thuốc không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đường tiêu hóa như thức ăn, pH dạ dày, dịch vị các các enzym tiêu hóa.
14 Nhược điểm
- Dạng tiêm nên thuốc có giá thành cao hơn các dạng bào chế khác và cần có sự trợ giúp của nhân viên y tế khi sử dụng [3]
- Buvisol có nhiều tác dụng phụ, tương tác thuốc cần tránh, nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Tổng 14 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Fourutan T. Shafiei, Russell K. McAllister, Javier Lopez ( Ngày cập nhật ngày 11 tháng 7 năm 2022), Bupivacaine, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023
- ^ Tác giả M Sharif Nayyar, C Yates (Ngày cập nhật ngày 2 tháng 2 năm 2006), Bupivacaine as pre-emptive analgesia in third molar surgery: Randomised controlled trial, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng cho do Bộ y tế, Cục quản lý dược cấp phép, tải PDF tại đây
Review Buvisol
Chưa có đánh giá nào.