Butylparaben

1 Tên gọi

Tên theo một số dược điển:

  • JP: Butyl parahydroxybenzoate. 
  • PhEur: Butylis parahydroxybenzoats. 
  • USP: Butylparaben. 

Tên khác:

Butoben; Butyl chemosept; n-butyl-p-hydroxybenzoate; Butyl parasept; ester butyl của acid 4-hydroxybenzoic; Nipabutyl; Perseval butylique; Solbrol B; Tegosept B; Trisept B; Unisept B.

Tên hóa học: Butyl-4-hydroxybenzoat. 

2 Tính chất

Công thức tổng quát và khối lượng phân tử: C11H14O3 194,23 = 194,23.

Phân loại theo chức năng: Chất bảo quản kháng khuẩn. 

Mô tả: Butylparaben là bột tinh thể trắng, tinh thể không mầu, gần như không mùi và không vị. 

Công thức cấu tạo của Butylparaben
Công thức cấu tạo của Butylparaben

3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển

Thử nghiệm JP PhEur USP
Định tính + + +
Đặc tính  + +
Hình thức dung dịch +
Nhiệt độ chảy  69-72°C 68-71°C 68-72°C
Giảm khối lượng sau khi sấy  ≤ 0,5% ≤ 0,5%
Cắn khi nung  ≤ 0,1% ≤ 0,05%
Các chất liên quan  +
Clorid ≤ 0,035%
Sulfat  ≤ 0,024%
Kim loại nặng  ≤20ppm
Tro Sulfat ≤ 0,1% 
Tạp chất hữu cơ bay hơi  +
Định lượng  99,0-100,5% 99,0-100,5%  trên 99,0%

Hoạt tính kháng khuẩn: trong giải pH 4-8. Hoạt tính này trên vi khuẩn gam dương lớn hơn trên gam âm. Hiệu lực bảo quản giảm theo sự gia tăng pH, theo độ dài của chuỗi alkyl. Hiệu lực có thể tăng khi phối hợp với paraben hay tá dược khác. 

Bảng MIC của dung dịch butylparaben trong nước: 

vi khuẩn, nấm MIC (μg/ml)
Aerobacter aerogenes ATCC 8308 400
Aspergillus niger ATCC 9642 125
Bacillus subtilis ATCC 6633 250
Candida albicans ATCC 10231 125
Escherichia coli ATCC 9637 5000
Penicillinium chrysogenum ATCC 9480 70
Proteus vulgaris ATCC 13315 125
Pseudomonas aeruginosa ATCC 15442 .> 1000
Stahylococus aureus ATCC 6538P 125

Hệ số phân chia butylparaben giữa dầu và nước: dầu vô cơ 3,0; dầu lạc 280; dầu đậu tương 280. 

Độ hòa tan của butylparaben trong các dung môi khác nhau: tan tự do trong aceton và ether; 1/0,5 trong methanol và ethanol; 1/330 trong glycerin; 1/1.000 trong dầu vô cơ; 1/1 trong propylenglycol; 1/5.000 trong nước. 

Điểm chảy: 68-72°C. 

4 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm 

Butylparaben được dùng rộng rãi trong công thức thuốc và mỹ phẩm làm chất bảo quản kháng khuẩn. Chất này có thể dùng đơn độc hay phối hợp với các paraben hay tác nhân kháng khuẩn khác. Trong mỹ phẩm, đây là chất bảo quản thứ 4 hay dùng nhất, có tác dụng trong giải pH và hoạt phổ rộng. 

Trong các công thức thường dùng muối natri do dễ hòa tan nhưng cũng dễ làm tăng pH chế phẩm. 

Hỗn dịch uống: 0,006-0,05%.

Chế phẩm bôi tại chỗ: 0,02-0,4 %.

Butylparaben được ứng dụng rộng rãi trong mỹ phẩm
Butylparaben được ứng dụng rộng rãi trong mỹ phẩm

5 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Dung dịch nước của butylparaben có thể hấp tiệt trùng; ổn định tới 4 năm ở pH 3-6 (phân hủy dưới 10%) tại nhiệt độ môi trường trong khi bị phân hủy nhanh (60 ngày) ở pH 8,0. 

Nguyên liệu phải bảo quản trong thùng kín, để nơi khô và mát. 11. Tương kỵ. 

Hoạt tính kháng khuẩn của butylparaben bị giảm đáng kể khi có thêm chất diện hoạt nonionic. 

Butylparaben đã được báo cáo là bị vỏ Nhựa hấp phụ cũng như một số chất màu như xanh ultramarin, oxyd Sắt vàng và làm giảm tính chất bảo quản. Butylparaben bị mất màu khi có sắt và bị thủy phân bởi acid mạnh và kiềm yếu. 

6 Tính an toàn. 

Butylparaben cùng các paraben khác được dùng rộng rãi trong công thức dược phẩm bôi tại chỗ, thuốc uống và mỹ phẩm. 

Chưa thấy có báo cáo về tác dụng không mong muốn của chất này tuy đã có thấy phối hợp với phản ứng mẫn cảm. 

LD50 (chuột, IP): 0,23g/kg. 

7 Các chất liên quan

Natri butylparaben; ethylparaben; methylparaben; propylparaben. Natri butylparaben : CnHısNaOs = 216,23. 

Tên khác: butyl-4-hydroxybenzoat natri; butyl hydroxybenzoat natri. Hình thức: bột hút ẩm, màu trắng, không mùi. 

Độ acid/kiềm: dung dịch 0,1% w/v trong nước có pH 9,5-10,5. Độ hòa tan: 1/10 phần Ethanol 95%; 1/1 phần nước. 

Bình luận: Loại này có thể dùng thay cho butylparaben do dễ hòa tan trong nước hơn. Trong dung dịch không được đệm, có thể phải hiệu chỉnh pH. 

8 Tài liệu tham khảo 

1. Sách Tá Dược Và Các Chất Phụ Gia Dùng trong Dược Phẩm Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (Xuất bản năm 2021). Acid Edetic trang 49 – 53. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023. 

Để lại một bình luận