Bọ Mẩy Đỏ (Clerodendrum fortunatum L.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (Nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)

Chi(genus)

Clerodendrum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Clerodendrum fortunatum L.

Bọ Mẩy Đỏ (Clerodendrum fortunatum L.)

Cây Bọ Mẩy Đỏ có tên khoa học là Clerodendrum fortunatum L., được nhân dân sử dụng để chữa mụn nhọt, cảm sốt, đau dạ dày, viêm họng, viêm phế quản, sốt rét. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cây Bọ Mẩy Đỏ

1 Giới thiệu

Cây Bọ Mẩy Đỏ
Cây Bọ Mẩy Đỏ

Tên khoa học: Clerodendrum fortunatum L.

Họ thực vật: Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Bọ Mẩy Đỏ thuộc dạng cây nhỏ, thân và cành đều có hình vuông, trên bề mặt có lông mịn.

Lá thuộc dạng mọc đối, phiến lá hình mác, dài khoảng 6 đến 15cm, rộng 3-6cm. Gốc lá thuôn, đầu lá nhọn, mép lá nguyên hoặc có khía răng cưa. 2 mặt lá nhẵn, gân lá ở mặt dưới. Cuống lá dài khoảng 0,8 đến 2cm, trên cuống lá cũng có lông.

Cụm hoa mọc xim ở kẽ lá, gồm 5-10 hoa, hoa có màu trắng.

Lá bắc nhỏ, đài hình chuông, trành có lông.

Nhị 4.

Quả mộng, dạng hình cầu, khi chín có màu đỏ.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Dưới đây là hình ảnh cây Bọ mẩy đỏ:

Hình ảnh mặt dưới lá
Hình ảnh mặt dưới lá

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây cả rễ.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, đem rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Phân bố rải rác ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Philippin.

Một số tài liệu ở nước ta cho thấy, cây được tìm thấy ở Quảng Ninh, Hải Dương nhưng chưa có nhiều nghiên cứu.

Bọ Mẩy Đỏ là loại cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn.

Mọc rải rác hoặc thành đám ở các bờ ruộng, bãi đát hoang.

Cây ra hoa quả nhiều hàng năm.

Cây có khả năng tái sinh từ chồi sau khi đã bị chặt.

2 Thành phần hóa học

Hoa của cây Bọ Mẩy Đỏ
Hoa của cây Bọ Mẩy Đỏ

Thành phần của Bọ Mẩy Đỏ có chứa alcaloid, flavonoid.

Quercetin, cabruvin được phân lập từ rễ cây.

3 Tác dụng – Công dụng của cây Bọ mẩy đỏ

3.1 Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Dịch chiết toàn phần của cây Bọ Mẩy Đỏ có tác dụng kháng khuẩn đối với các vi khuẩn Gram dương như Bacillus cereus, Staphylococcus aureus,…

3.1.1 Tác dụng trên amip

Cao khô của cây sau khi chiết bằng cồn 50 độ có tác dụng diệt amip Entamoeba histolytica khi nghiên cứu trên in vitro.

3.1.2 Tác dụng đối với các tế bào ung thư

Đã tiến hành nghiên cứu thử tác dụng của Flavonoid toàn phần đối với tế bào ung thư sarcoma-180 trên in vitro đã thấy tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư nhưng không mạnh.

3.1.3 Tác dụng trên sự peroxy hóa

Cao methanol chiết từ vỏ cây có tác dụng ức chế mạnh sự peroxy.

3.1.4 Tác dụng khác

Theo các tài liệu của Ấn Độ, cao khô chiết toàn cây có tác dụng điều chỉnh nồng độ đường trong máu ở chuột cống trắng.

Ngoài ra, cũng có tài liệu cho rằng, Bọ Mẩy Đỏ có tác dụng giảm đau ở động vật thí nghiệm.

Bọ Mẩy Đỏ
Bọ Mẩy Đỏ

3.2 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Vị đắng, tính lạnh.

Tác dụng: Thanh nhiệt, chống ho, tiêu viêm, giảm đau.

3.3 Tác dụng của rễ cây Bọ mẩy đỏ

3.3.1 Trị cảm sốt, đau dạ dày, viêm phế quản, viêm họng, lao phổi

Liều dùng được khuyến cáo là 15-30g rễ, lá hoặc toàn cây. Sắc lấy nước uống.

3.3.2 Chữa giun

Dùng Bọ Mẩy Đỏ giã nát, vắt lấy dịch, người lớn uống 1 thìa cà phê, trẻ em sử dụng nửa liều người lớn, uống lúc đói.

Tắm lá Bọ mẩy đỏ cho bé có tác dụng chứa mụn nhọt.

4 Tài liệu tham khảo

Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1. Bọ Mẩy Đỏ, trang 223-224. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.

Để lại một bình luận