Bồ Kết Tây (Albizia lebbeck (L.) Benth.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Mimosaceae (Trinh nữ)

Chi(genus)

Albizia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Albizia lebbeck (L.) Benth.

Bồ Kết Tây (Albizia lebbeck (L.) Benth.)

Bồ kết tây thuộc dạng cây to, sống lâu năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 8 đến 12 mét, đôi khi bắt gặp những cây cao hơn. Cành cây khi còn non có màu vàng, phủ một lớp lông tơ. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Albizia lebbeck (L.) Benth.

Tên gọi khác: Hợp hoan.

Họ thực vật: Mimosaceae (Trinh nữ).

Lá cây Bồ kết tây
Lá cây Bồ kết tây

1.1 Đặc điểm thực vật

Bồ Kết tây thuộc dạng cây to, sống lâu năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 8 đến 12 mét, đôi khi bắt gặp những cây cao hơn. Cành cây khi còn non có màu vàng, phủ một lớp lông tơ. Những cành già có màu xám, không có lông.

Lá kép lông chim hai lần, mọc so le, cuống lá có một tuyến to. Phiến lá chét thuôn, gốc và đầu lá tù, chiều dài mỗi lá khoảng từ 2,2 đến 4cm, chiều rộng khoảng 1,5 đến 2,5cm. Hai mặt của lá nhẵn, mặt dưới có màu nhạt. Cuống lá kép có chiều dài khoảng 7-18cm, lá kèm rụng sớm.

Cụm hoa mọc thành đầu ở kẽ lá, cuống dài khoảng 10cm. Hoa của cây Bồ kết tây có kích thước nhỏ, màu trắng thơm, đài hình phễu, tràng có lông, nhị 35, bầu nhẵn.

Quả dạng đậu dẹt, có màu vàng, bề ngoài nhẵn bóng, chiều dài mỗi quả khoảng 20cm, chiều rộng khoảng 3cm, phần thịt có hạt sẽ phồng lên.

Hạt có dạng hình bầu dục, nhẵn có màu nâu bóng.

Mùa hoa quả từ tháng 4 đến tháng 7.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ và hạt.

Hoa của cây Bồ kết tây
Hoa của cây Bồ kết tây

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Albizia Durazz. trên thế giới có khoảng vài chục loài, chủ yếu là cây gỗ, một số ít loài thuộc dạng cây bụi, được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Đại Dương.

Tại nước ta, chi này có 17 loài, được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.

Bồ kết tây phân bố ở khu vực Ấn Độ, một số nước thuộc khu vực Đông Nam châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tại nước ta, cây được trồng chủ yếu để lấy bóng mát.

Bồ kết tây thuộc dạng cây gỗ sinh trưởng và phát triển nhanh, thường mọc lẫn trong các rừng thưa nửa rụng lá ở Tây Nguyên hay Nam Trung Bộ. Ngoài ra, cây còn được trồng để lấy bóng mát. Bồ kết tây ra hoa quả nhiều, quả khi già sẽ tự mở, cây con tái sinh chủ yếu từ hạt.

Cây Bồ kết tây
Cây Bồ kết tây
Đặc điểm phân bố
Đặc điểm phân bố

2 Thành phần hóa học

Vỏ cây Bồ kết tây chứa tanin, saponin và chất gôm. Thành phần của gôm gồm arabinose, galactose, rhamnose, acid glucuronic, acid 4 methyl glucuronic.

Saponin còn được tìm thấy trong rễ cây.

Hạt chứa tinh dầu có thành phần acid gồm linoleic, palmitic, behenic, oleic.

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học

3 Tác dụng của cây Bồ kết tây

Các hoạt chất được phân lập từ các bộ phận của cây Bồ kết tây như glycosid toàn phần, anthraquinon glycosid/anthraquinon, cardenolid glycosid đã cho thấy tác dụng kháng khuẩn khi tiến hành nghiên cứu trên in vitro.

Khi nghiên cứu về cơ chế tác dụng của các hoạt chất đối với các chủng vi khuẩn ưa khí, các nhà khoa học nhận thấy rằng, glycosid gây ra tình trạng rò rỉ thành phần của bào tương.

Saponin chiết xuất từ cây Bồ kết tây khi cho thỏ cái uống với liều 200mg/kg thì thấy tác dụng chống rụng trứng với tỷ lệ 60%.

Cao cồn chiết từ hạt khô của cây Bồ kết tây cho thấy tác dụng gây biến đổi điện di trên tính chất của protein khi nghiên cứu trên tinh dịch của ống sinh tinh và dịch mào tinh hoàn từ vùng chỏm và đuôi mào tinh.

Cao nước chiết từ hạt cho thấy tác dụng chủ yếu đối với protein dịch ống sinh tinh.

Cao cồn chiết từ vỏ thân hoặc hạt của cây Bồ kết tây cho thấy tác dụng gây sảy thai ở chuột cống trắng đang mang thai, dịch chiết này còn gây độc cho chuột mẹ dẫn đến tử vong.

Tác dụng dược lý
Tác dụng dược lý

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

Vỏ cây có tác dụng làm săn da. Vỏ và hạt có độc do đó chỉ nên dùng ngoài.

Dầu hạt của cây Bồ kết tây có tác dụng chữa bệnh phong. Hoa dùng để đắp trong trường hợp bị mụn nhọt.

Lá cây được dùng làm thức ăn cho gia súc. Vỏ quả và hạt có độc nhưng lại chứa hàm lượng protein cao hơn trong lá, trước khi dùng thì cần nấu chín để tránh gây độc cho gia súc.

Quả của cây Bồ kết tây
Quả của cây Bồ kết tây

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Bồ kết tây, trang 224. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Bồ kết tây, trang 248-249. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.

Để lại một bình luận