Bèo Hoa Dâu (Azolla pinnata)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Pteridophyta (Ngành Dương xỉ)

Pteridopsida (lớp Dương xỉ túi bào tử mỏng)

Bộ(ordo)

Salviniales (Bèo ong)

Họ(familia)

Azollaceae (Bèo dâu)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Azolla pinnata R. Br. [A. imbricata (Roxb.) Nakail]

Bèo Hoa Dâu (Azolla pinnata)

Bèo hoa dâu được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị sốt, ho, lợi tiểu tiện… Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Bèo hoa dâu.

1 Giới thiệu về Cây bèo hoa dâu

1.1 Bèo hoa dâu thuộc nhóm thực vật nào?

Bèo hoa dâu cũng có nơi gọi với tên bèo dâu, có tên khoa học là Azolla pinnata R. Br. [A. imbricata (Roxb.) Nakail], thuộc họ Bèo dâu Azollaceaebộ dương xỉ, loài thực vật

Hình ảnh bèo hoa dâu, hay bèo dâu
Hình ảnh bèo hoa dâu, hay bèo dâu

1.2 Cây bèo hoa dâu có rễ gì?

Bèo hoa dâu là một loại dương xỉ thuỷ sinh có tản nổi, màu lục hay bèo hoa dâu đỏ

Thân mang rễ không có rễ phụ.

Đặc điểm phiến lá của bèo hoa dâu: Lá gần nhau, xếp theo hai hàng kết lợp, có 2 thuỳ, thuỳ dưới chìm, sinh sản.

Bào tử quả mang các túi bào tử lớn và túi bào tử nhỏ. Cây sinh sản bằng bào tử; bào tử lớn mang nhiều phao nổi.

Còn có loài Azolla caroliana Willd. có tản nhỏ, màu tía hay lục lúc già, mặt trên có mụt nhỏ, rễ dài đến 5cm. 

Bèo hoa dâu là một loại dương xỉ thuỷ sinh có tản nổi, màu lục hay đo đỏ
Bèo hoa dâu là một loại dương xỉ thuỷ sinh có tản nổi, màu lục hay đo đỏ

1.3 Sinh thái

Bèo hoa dâu có thể bắt gặp từ vùng thấp đến vùng cao tới 400m. Cây sống ở nơi có nhiều nước như ruộng, ao, hồ, sông…. Cây cũng được trồng làm cây phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vật nuôi. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước. Ngày nay được dùng để trồng trong bể cá thủy sinh ngày càng nhiều.

1.4 Phân bố

Bào hoa dâu phân bố khắp nơi ở Việt Nam. Còn có ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Ấn Độ, Inđônêxia, Papua Niu Ghinê. 

1.5 Bộ phận dùng

Dùng toàn bộ cây – Herba Azollae.

Có thể dử dụng toàn cây
Có thể dử dụng toàn cây

2 Bèo hoa dâu có tác dụng gì?

Cây có vị cay, tính hàn, có tác dụng phát hãn thấu chẩn, khư phong lợi thấp, thanh nhiệt giải độc, thúc sản. 

2.1 Tác dụng khác

Trong một thử nghiệm, kết quả LC-MS cho thấy chủ yếu ba hợp chất hóa học quan trọng từ dịch chiết A. pinnata như 1-(O-alpha-D-glucopyranosyl)-(1,3R,25R)-hexacosanetriol, Pyridat và Nicotinamide N-oxide. Các hợp chất này từ chiết xuất bèo hoa dâu cho thấy tiềm năng phát triển sản phẩm tự nhiên chống lại véc tơ sốt xuất huyết

Một nghiên cứu khác được thực hiện trong các điều kiện phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng của bèo hoa dâu trong việc loại bỏ Cr, Ni, Cd và Pb trong nước bị ô nhiễm thông qua quá trình lọc ở rễ. Kết quả chỉ ra bèo hoa dâu có niềm năng xử lý nước ô nhiễm do có thể loại bỏ Pb và Cr ngay cả ở nồng độ cao và Cd ở nồng độ thấp hơn trong khi nó chỉ hiệu quả một phần đối với việc loại bỏ Ni. 

Cây có nhiều tác dụng đến môi trường
Cây có nhiều tác dụng đến môi trường

3 Công dụng của cây Bèo Hoa Dâu Azolla pinnata

Cả cây sắc uống chữa sốt, chữa ho và làm thuốc lợi tiểu tiện. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị phong thấp tê đau, sởi không mọc, khi sinh đẻ nhau thai không xuống. 

Liều dùng 6-15g, có thể dùng đến 60 nếu dùng tươi

Một số công dụng trị bệnh của bèo hoa dâu
Một số công dụng trị bệnh của bèo hoa dâu

4 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển Cây thuốc Việt Nam tập 1 (xuất bản 2021). Bèo hoa dâu trang 148, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2023.
  2. Tác giả: Rajiv Ravi và cộng sự (Ngày đăng: năm 2020). The potential use of Azolla pinnata as an alternative bio-insecticide, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2023
  3. Tác giả: L L U Mandakini và cộng sự (Ngày đăng: năm 2016). A Study on the Phytoremediation Potential of Azolla pinnata under Laboratory Conditions, researchgate. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2023

Để lại một bình luận