Bầu Giác Tía (Chassalia curviflora Wall. ex Roxb.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophytes (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Rubiaceae (Cà phê)

Chi(genus)

Chassalia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Chassalia curviflora Wall. ex Roxb.

Bầu Giác Tía (Chassalia curviflora Wall. ex Roxb.)

Cây Bầu Giác Tía có tên khoa học là Chassalia curviflora Wall. ex Roxb., thuộc loại cây ưa sáng. Nhân dân thường sử dụng Bầu Giác Tía để chữa sốt rét, hắc lào. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Bầu Giác Tía

1 Giới thiệu

Hình ảnh hoa của cây Bầu Giác Tía
Hình ảnh hoa của cây Bầu Giác Tía

Tên khoa học: Chassalia curviflora Wall. ex Roxb.

Tên gọi khác: Giàng Sơn, Xương Sơn, Hạc Tất, Cày Mặt Trăng.

Họ thực vật: Cà phê Rubiaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Bầu Giác Tía thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao khoảng 1-4 mét. Thân cây nhẵn, cành khi còn non có màu nâu đen, sau khi trưởng thành sẽ có màu xám nhạt.

Lá mọc đối, phiến lá có dạng hình mác thuôn, chiều dài khoảng 8 đến 25cm, rộng từ 2,5 đến 7cm. Gốc lá có dạng hình tròn, đầu lá nhọn hoặc tù. Mặt trên lá có màu xám nâu, mặt dưới nhạt. Chiều dài cuống lá khoảng 1 đến 6cm, có lá kèm.

Cụm hoa mọc thành xim ở đầu cành, chiều dài mỗi cụm hoa khoảng 2 đến 10cm, có nhiều hoa, các hoa có màu trắng, tím hoặc vàng. Ống trành cong.

Quả nạc, có dạng hình cầu, đài tồn tại, quả có màu đen.

Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 7. Mùa quả rơi vào tháng 8 đến tháng 10.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hình ảnh cụm hoa
Hình ảnh cụm hoa

Chasallia Comm. là một chi nhỏ. Tại nước ta, chỉ tìm được 2 loài trong đó có Bầu Giác Tía. Cây thường được tìm thấy ở các tỉnh thuộc miền núi ở phía Nam nước ta như Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Lắc, đảo Phú Quốc của Kiên Giang. Bên canh đó, cây cũng phân bố ở một số khu vực khác như Malaysia, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc.

Bầu Giác Tía là loài ưa sáng, tuy nhiên vẫn có thể chịu bóng tốt. Cây thường mọc ở những bờ suối ven rừng hoặc dưới những tán rừng ẩm.

Bầu Giác Tía có thể được trồng làm hàng rào, làm cảnh, có thể thích nghi trong những môi trường nhiều ánh sáng, ánh sáng chiếu trực tiếp.

Cây được nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt, có khả năng tái sinh sau khi bị cắt tỉa nhiều lần.

2 Tác dụng – Công dụng của cây Bầu giác tía

Hoa của cây Bầu Giác Tía
Hoa của cây Bầu Giác Tía

2.1 Tác dụng dược lý

Dịch hãm với nước sôi của lá có tác dụng hạ sốt.

2.2 Công dụng

Nhân dân ở một số tỉnh thuộc miền Trung thường sử dụng lá của cây để chế làm thuốc chữa sốt rét với liều từ 10-20g. Rễ cây dùng để làm thuốc chữa đau đầu, hắc lào.

Bên cạnh đó, rễ của cây Bầu Giác Tía còn được sử dụng để làm thuốc rửa vết thương, chống nhiễm khuẩn, mụn nhọt bằng cách thái nhỏ, đem nấu với nước, sau đó cô đặc.

Lá tươi của cây đem hơ nóng để đắp, chữa sưng đầu gối.

Nhân dân Malaysia sử dụng rễ của cây để chữa sốt rét, nước sắc của cây dùng để chữa ho, lá đắp ngoài chữa vết thương, mụn loét.

Cây Bầu Giác Tía
Cây Bầu Giác Tía

3 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1, Bầu Giác Tía, trang 193-194. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.

Để lại một bình luận