Bàng Nước (Bàng Hôi -Terminalia bellirica)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Myrtales (Sim)

Họ(familia)

Combretaceae (Bàng)

Chi(genus)

Terminalia (Bàng)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb.

Bàng Nước (Bàng Hôi -Terminalia bellirica)

Bàng hôi được biết đến khá phổ biến với công dụng nhuận tràng, tẩy giun, hạ sốt, trị viêm gan, viêm phế quản và hen suyễn. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Bàng hôi.

1 Giới thiệu về cây Bàng hôi

Bàng hôi hay còn được gọi là Bàng nước, Nhứt, tên khoa học là Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb., thuộc họ Bàng Combretaceae. 

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây gỗ lớn, cao từ 30-35m và rụng lá. Cây có lá hình trái xoan ngược hoặc gần như bầu dục, không cân ở gốc, chóp tròn hoặc gần như lượn sóng. Cả hai mặt đều nhẵn, có những điểm chấm trắng rải rác ở mặt dưới. Kích thước của lá là dài 14-20cm, rộng 8-13cm.

Quả Bàng hôi - Vị thuốc nhuận tràng, tẩy giun và hạ sốt hiệu quả
Hình ảnh cây Bàng hôi

Cụm hoa bông của cây được phủ đầy lông hung, bao gồm cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Đài của hoa có 5 cánh, nhị có 10 nhánh. Quả không có cánh, có hình dạng trứng ngược và tròn ở đỉnh, thon hơn ở gốc thành một cuống ngắn màu đỏ tím, được phủ bởi lông nhung ngắn mịn. Quả có chiều dài khoảng 2-3cm, độ dày 1.5-2cm và được chia thành 5 múi khá rõ. Hạt có hình cầu và tách ra độc lập.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Quả – Fructus Terminaliae. 

Quả Bàng hôi - Vị thuốc nhuận tràng, tẩy giun và hạ sốt hiệu quả
Quả Bàng hôi

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây Terminalia bellirica có nguồn gốc từ nhiều quốc gia như Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ. Loài cây này thường sinh sống trong các khu rừng gió mùa, rừng rụng lá hỗn hợp hoặc rừng khộp rụng lá khô, thường kết hợp với gỗ tếch. Terminalia bellirica thường nở hoa vào tháng 10-11 và cho quả từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Đối với Việt Nam, cây này được tìm thấy ở một số tỉnh như Quảng Trị, Gia Lai, Khánh Hoà, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, An Giang và Kiên Giang. 

Quả Bàng hôi - Vị thuốc nhuận tràng, tẩy giun và hạ sốt hiệu quả
Hoa cây Bàng hôi

2 Thành phần hóa học

Quả chứa khoảng 17% tanin. Lõi to, vỏ và quả đều chứa acid ellagic. Các thành phần polyphenolic chính của quả được xác định là axit gallic, axit ellagic và axit chebulagic. Vỏ hạt chứa acid gallic. Nhân hạt chứa khoảng 25% một chất dầu màu vàng, không có mùi vị đặc trưng. Nhựa cây sản xuất ra một chất gôm, khi cho vào nước, sẽ tạo thành một khối keo vô vị.

3 Tác dụng – Công dụng của quả Bàng hôi

3.1 Tác dụng dược lý 

Quả Bàng hôi có đặc tính nhuận tràng, làm se, tẩy giun và hạ sốt và được sử dụng để chống lại các rối loạn khác nhau như viêm gan, viêm phế quản, hen suyễn, khó tiêu, trĩ, tiêu chảy, ho, bệnh về mắt. Nó có các đặc tính dược lý khác nhau như chất chống oxy hóa, trị đái tháo đường, giảm đau, chống tiêu chảy và chống viêm. Loại quả này có đặc tính chống oxy hóa mạnh và đã báo cáo hoạt động bảo vệ gan trong chiết xuất etanolic của nó.

Quả Bàng hôi - Vị thuốc nhuận tràng, tẩy giun và hạ sốt hiệu quả
Dược liệu quả Bàng hôi

Chiết xuất thu được từ quả của Terminalia bellirica, đã được báo cáo là có tác dụng hạ lipid máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp và nó được sử dụng như một chất bổ sung chế độ ăn uống.

3.2 Công dụng của quả Bàng hôi theo y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Quả Bàng hôi có vị đắng, khi chưa chín có thể gây xổ và khi chín thì có vị chát. Quả có tác dụng bổ, nhuận tràng và hạ nhiệt. Vỏ quả có tính gây mê.

Quả Bàng hôi - Vị thuốc nhuận tràng, tẩy giun và hạ sốt hiệu quả
Vị thuốc quả Bàng hôi

3.2.2 Tác dụng của quả Bàng hôi

Ở Ấn Độ, quả được sử dụng để trị bệnh trĩ, phù, tiêu chảy, viêm khớp, giảm chứng đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn quá nhiều nhân hạt có thể gây buồn ngủ.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), quả non được dùng làm thuốc thông tiêu, còn quả chín được sử dụng làm thuốc chữa bệnh táo bón.

4 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Bàng hôi trang 129 – 130, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. Tác giả Kuriakose Jayesh và cộng sự (Đăng tháng 4 năm 2019). Protective Role of Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb Fruits Against CCl4 Induced Oxidative Stress and Liver Injury in Rodent Model, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 03 năm 2023.

Để lại một bình luận