Bán Tự Cảnh (Hemigraphis alternata)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Acanthaceae (Ô rô)

Chi(genus)

Hemigraphis

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Hemigraphis alternata (Burm.f.) T. Anderson

Bán Tự Cảnh (Hemigraphis alternata)

Bán tự cảnh là một dược liệu thuộc họ Ô rô Acanthaceae, lá của nó có màu đỏ tía đặc trưng. Nó có nhiều công dụng trong y học cổ truyền như tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu và được dùng trong trường hợp cảm cúm, bệnh trĩ. Ngoài ra loại cây này cũng được sử dụng như một cây cảnh trang trí. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Bán tự cảnh.

1 Giới thiệu về cây Bán tự cảnh

1.1 Tên khoa học của cây Bán tự cảnh

Bán tự cảnh có tên khoa học là Hemigraphis alternata (Burm.f.) T. Anderson, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)

1.2 Mô tả thực vật

Bộ phận Mô tả
Toàn thân

Cây thuộc thân thảo mọc bụi thấp, có thể mọc đứng hoặc mọc nằm, nhánh non thường xuất hiện lông, thân cây thường có màu tía.

Lá  Lá mọc cách đối, có dạng hình trứng, ở mặt trên có một ít lông, mặt dưới có màu đỏ tía, kích thước chiều dài 4-8cm, rộng 3-6cm, cuống lá thường dài 1-2cm, mép lá có thể có răng cưa.
Hoa

Hoa mọc thành cụm, vị trí mọc có thể ở ngọn hoặc ở nách lá, kích thước dài 3-5cm, mỗi cụm thường có 5 hoa màu trắng hoặc màu đỏ, có lá bắc xen kết hợp với hoa

Quả  Quả thuộc quả nang
Hình ảnh cây Bán tự cảnh
Hình ảnh cây Bán tự cảnh

2 Phân bố, thu hái và chế biến

2.1 Phân bố

Bán tự cảnh có nguồn gốc từ Inđônêxia, hiện nay thường mọc nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. 

2.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận được thu hái gồm thân, lá. Có thể dùng tươi hoặc hãm trà hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác.

3 Thành phần hóa học của cây Bán tự cảnh

Thành phần hóa học thực vật của chiết xuất lá Bán tự cảnh (H. alternata) đã được phân tích. Chiết xuất lá trong điều kiện nước nóng của H. alternata cho thấy sự có mặt của các hợp chất steroid, carbohydrate, tannin, phenol, protein và axit amin. Chiết xuất nước lạnh của lá H. alternata cho thấy sự hiện diện của carbohydrate và tannin. 

3.1 Tác dụng dược lý

Nghiên cứu hoạt tính của cây Bán tự cảnh trên chuột cho thấy Hoạt tính chống viêm, chống nhiễm trùng và chống tiêu chảy của chiết xuất metanol và ethyl axetat của bộ phận lá của dược liệu này. 

4 Công dụng của cây Bán tự cảnh 

4.1 Dùng làm thuốc

Cây Bán tự cảnh được dùng để hỗ trợ làm lành vết thương, điều trị các bệnh ngoài da. Ngoài ra nó có tính mát, do đó giúp tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu và được dùng trong trường hợp cảm cúm, viêm họng. Cũng có thể sử dụng loại cây này điều trị bệnh trĩ, tiêu chảy ra máu.

4.2 Dùng làm cây cảnh 

Ngoài việc là một thảo dược, nó cũng được sử dụng như một loài cây trang trí vì có màu sắc lá đỏ tía rất đẹp. Nhiều người thường dùng loại cây này làm chậu kiểng trang trí ở ban công.

Công dụng của cây Bán tự cảnh
Công dụng của cây Bán tự cảnh 

5 Bài thuốc chứa cây Bán tự cảnh

5.1 Bài thuốc giúp chữa các bệnh ngoài da 

Bạn có thể sử dụng một nắm lá cây Bán tự cảnh khoảng 5-10 lá, giã nát rồi đắp lên vết thương. Điều này sẽ giúp giảm ngứa, làm dịu da.

5.2 Bài thuốc chữa mụn nhọt, tiêu viêm, lợi tiểu

Sử dụng thân và lá của cây Bán tự cảnh. Rửa sạch với nước muối. Nấu thân mang lá của cây cùng với lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi, nó sẽ có màu xanh đậm. Chắt lấy nước, để nguội và cho vào bình thủy tinh sử dụng. Có thể để trong tủ lạnh dùng dần. Đặc biệt nó là một thức uống hữu hiệu giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng

6 Cách chăm sóc cây Bán tự cảnh

Ánh sáng: Bán tự cảnh thường phát triển tốt ở điều kiện ít ánh sáng, tại các vị trí không gian thoáng mát.

Tưới nước: Cần tưới nước thường xuyên nhưng vừa đủ, mỗi ngày 1 lần bằng bình xịt vì cây không chịu được hạn.

Phân bón: Sử dụng phân bò và vỏ trấu để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, để giúp cây phát triển và hấp thụ nước tốt hơn.

Cắt tỉa: Cắt tỉa mỗi tháng một lần giúp cây tăng hấp thụ dinh dưỡng, phát triển, và ra các chồi mới.

7 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Ramnivas Rangheetha và cộng sự (Ngày đăng năm 2016), Evaluation of phytochemical constituents of Hemigraphis alternata (Burm. F.) T. Anderson leaf extract, Researchgate. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024. 

2. Tác giả S. M. Mushiur Rahman và cộng sự (Ngày đăng năm 2019), Anti-inflammatory, antinociceptive and antidiarrhoeal activities of methanol and ethyl acetate extract of Hemigraphis alternata leaves in mice | Clinical Phytoscience, Springer open.  Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024. 

Để lại một bình luận