Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo (Lưỡi Rắn Trắng – Hedyotis diffusa Willd.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Rubiaceae (Cà phê)

Chi(genus)

Oldenlandia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Hedyotis diffusa Willd.

Danh pháp đồng nghĩa

Hedyotis diffusa var. extensa (Hook.f.) R.Dutta
Oldenlandia angustifolia var. pedicellata Miq.
Oldenlandia corymbosa var. uniflora (Benth.) Masam.
Oldenlandia diffusa var. extensa Hook.f.
Oldenlandia diffusa var. polygonoides Hook.f.
Oldenlandia herbacea var. uniflora Benth.
Oldenlandia pauciflora Roxb. ex Wight & Arn.

Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo (Lưỡi Rắn Trắng - Hedyotis diffusa Willd.)

Bạch hoa xà thiệt thảo được biết đến khá phổ biến với công dụng chữa viêm đường tiết niệu, viêm amidan, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan, sỏi mật, ung thư. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Bạch hoa xà thiệt thảo.

1 Giới thiệu về cây Bạch hoa xà thiệt thảo

Cây bạch hoa xà thiệt thảo, còn được gọi là Lưỡi Rắn Trắng, Bòi ngòi bò, tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd., thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

1.1 Cách nhận biết bạch hoa xà thiệt thảo

Cây thảo hàng năm, mọc bò và có thân nhẵn. Thân cao khoảng 30-50cm, hình bốn cạnh, màu nâu nhạt, ở gốc thân tròn. Lá có hình dải hơi thuôn, dài khoảng 1-3cm, rộng 1-3mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không có cuống và có khía răng ở đỉnh lá kèm. Hoa thường mọc đơn độc hoặc từng đôi ở nách lá. Đài có 4 cánh, hình giáo nhọn, ống đài có hình cầu. Tràng có 4 cánh, thường màu trắng, ít khi màu hồng. Nhị có 4 bộ phận, bám dính ở họng ống tràng. Bầu có 2 ô, có nhiều noãn và hai đầu nhuỵ. Quả khô, dẹt ở đầu, có đài ở đỉnh và chứa nhiều hạt có góc cạnh.

1.2 Mô tả

Bột bạch hoa xà thiệt thảo được ghi chép trong Dược Điển Việt Nam 5 là có màu nâu. Tế bào biểu bì không màu và có phần thành mỏng, các tinh thể hình kim riêng lẻ hay tụ thàn từng bó là calci oxalat. Trên mảnh biểu bì có u lồi, sợi có thành dày và trong bột có các mảnh mạch xoắn, mạch điểm.

⇒ Xem thêm dược liệu khác tại đây: Diệp hạ châu – Vị thuốc trị bệnh gan, bảo vệ và phục hồi tế bào gan

Hình ảnh cây bạch hoa xà thiệt thảo:

Cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Vị thuốc đa công dụng
Cây bạch hoa xà thiệt thảo

1.3 Thu hái và chế biến

Dùng toàn bộ cây Bạch hoa xà thiệt thảo – Herba Hedyotidis Diffusae, để lấy dược liệu. Thu hái vào mùa hạ, thu và rửa sạch trước khi phơi khô để sử dụng.

1.4 Đặc điểm phân bố

Chi Hedyotis L. bao gồm các loại cây chủ yếu là thân thảo, sống hàng năm hoặc nhiều năm. Chi này chỉ gồm một số ít loài thuộc cây bụi nhỏ, được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Đông Nam Á, có khoảng 10 loài đã được sử dụng để làm thuốc.

Cây thường mọc ở ven ruộng và đồng bằng miền trung, đặc biệt là vào tháng 6. Hoa và quả nảy nở suốt năm, nhưng chủ yếu vào tháng 7-9. Loài cây này phân bố rộng khắp các địa phương trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.

Trong tự nhiên, nguồn Bạch hoa xà thiệt thảo tương đối phong phú nhưng vẫn cần phảo trồng cây để có khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu. Thường trồng Bạch hoa xà thiệt thảo bằng hạt vào mùa xuân hoặc mùa hè, sau đó 3-4 tháng có thể tiến hành thu hoạch.

⇒ Xem thêm dược liệu khác tại đây: Cây hoa Sử quân tử – Vị thuốc tẩy giun đũa và chữa nhức răng

2 Thành phần hóa học của cây Lưỡi rắn trắng

Hiện nay đã có báo cáo về 171 hợp chất từ cây H. diffusa, bao gồm 32 hợp chất iridoid, 26 Flavonoid, 24 antraquinon, 26 phenol và các dẫn xuất của chúng, 50 loại dầu bay hơi và 13 hợp chất khác. Các nghiên cứu về H. diffusa đã chỉ ra nhiều hợp chất thực vật quan trọng bao gồm iridoids, triterpenes, flavonoids, anthraquinones, axit phenolic và các dẫn xuất của chúng, sterol, alkaloids, dầu bay hơi, polysacarit, cyclotide, coumarin và alkaloids.

Cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Vị thuốc đa công dụng
Dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo khô

3 Cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng gì?

3.1 Tác dụng dược lý 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chiết xuất và hóa chất thực vật có hoạt tính dược lý chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, chống nguyên bào sợi, điều hòa miễn dịch và bảo vệ thần kinh. Trong một số nghiên cứu trước đó, đã chứng minh rõ ràng tác dụng bảo vệ của chiết xuất nước từ H. diffusa đối với chứng viêm thận do lipopolysaccharide gây ra ở chuột. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư và chống khối u của H. diffusa trên động vật mang khối u. Điều này làm cho H. diffusa trở thành loại thảo dược Trung Quốc phổ biến nhất được sử dụng cho bệnh nhân ung thư ruột kết và ung thư vú, được kê đơn rộng rãi theo thống kê từ Cơ sở dữ liệu nghiên cứu bảo hiểm y tế quốc gia của Đài Loan.

Khi thực hiện thí nghiệm trên ống kính, dược liệu cho thấy tác dụng ức chế mạnh sự tăng sinh của tế bào ung thư bạch cầu hạt, tế bào ung thư lympho và bạch cầu đơn nhân.

Nước sắc của cây có tác dụng kích thích khả năng thực bảo của các tế bào bạch cầu và hệ thống mô lưới – nội mô.

Bạch hoa xà thiệt thảo được nghiên cứu có khả năng điều hòa miễn dịch.

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng tiêu ung tán kết, hoạt huyết lợi niệu và thanh nhiệt giải độc.

Cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Vị thuốc đa công dụng
Cây bạch hoa xà chữa bệnh gì?

3.2.2 Công dụng của cây Bạch hoa xà thiệt thảo

Cây được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm amidan, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan và viêm gan hoàng đản cấp, sỏi mật, ung thư, ly trực trùng, mụn nhọt ung thũng, đòn ngã bầm đau và cắn rắn độc. Nếu sử dụng khô thì mỗi lần dùng từ 40-80g, còn nếu sử dụng tươi thì mỗi lần dùng từ 60-320g, có thể sắc nước uống hoặc dùng bên ngoài bằng cách lấy cây tươi giã đắp. Ở Ấn Độ, nước sắc từ cây này còn được sử dụng để chữa thiểu năng mật, huyết xấu, sốt và bệnh lậu.

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.

4 Một số bài thuốc có cây lưỡi rắn trắng

4.1 Chữa viêm ruột thừa

Để trị viêm ruột thừa, ta dùng 60g bạch hoa xà thiệt thảo, pha thành 3 lần uống trong ngày.

4.2 Chữa viêm họng

Để chữa viêm họng, ta cần 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 20g Bồ Công Anh, 20g Kim Ngân Hoa và 10g Cam Thảo dây. Pha chung và uống trong 1 tháng, chia thành 3 lần mỗi ngày.

4.3 Ung thư

Bạch hoa xà thiệt thảo – bán chi liên được sử dụng để hỗ trợ chữa trị ung thư ở giai đoạn đầu (phát hiện sớm) như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư cổ tử cung.

Cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Vị thuốc đa công dụng
Cây bạch hoa xà thiệt thảo

Chuẩn bị: 40g Bán Chi Liên khô (80g tươi) và 80g bạch hoa xà thiệt thảo khô (160g tươi).

Cách dùng: Nấu cả hai với 750ml nước, sắc nước còn lại khoảng 200ml, chia thành hai lần uống nguội vào buổi sáng và chiều, trước bữa ăn 60 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Bạn có thể nấu lần thứ hai với nhiều nước để uống thay trà.

Trong quá trình uống, có thể gặp phản ứng phụ như ngứa hoặc tiêu chảy nhưng không kéo dài. Nếu thấy có máu mủ bài tiết ra sau khi uống thuốc, đó là dấu hiệu tốt. Thuốc này không độc, nên có thể uống từ 3 đến 4 tháng. Trong thời gian uống thuốc, không nên ăn các thực phẩm cay nóng.

4.4 Chữa viêm thận cấp có phù, nước tiểu có albumin

15g Bạch hoa xà thiệt thảo.

15g Xa tiền thảo.

30g Mao can.

9g Chi Tử.

6g Tô diệp.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.5 Chữa sỏi mật, viêm ống mật

30g Bạch hoa xà thiệt thảo.

30g Nhân Trần.

30g Kim tiền thảo.

Chế thành thuốc lợi đờm để uống.

4.6 Chữa mụn nhọt, vết thương sưng đau

30-60g Bạch hoa xà thiệt thảo.

Sắc nước uống.

Chữa trẻ em kinh nhiệt, khó ngủ

Sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo tươi, đem giã nát sau đó vắt nước uống. Mỗi ngày uống 1 thìa, ngày uống 2-3 lần.

4.7 Thuốc tiêm Bạch hoa xà thiệt thảo

Chữa viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm túi mật, điều trị ung thư.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1, tác giả Võ Văn Chi, Nhà xuất bản y học (Xuất bản năm 2021). Lưỡi rắn trắng, trang 1370, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. Tác giả Rui Chen và cộng sự (Đăng ngày 30 tháng 05 năm 2016). The Hedyotis diffusa Willd. (Rubiaceae): A Review on Phytochemistry, Pharmacology, Quality Control and Pharmacokinetics, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 04 năm 2023.

Để lại một bình luận