Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Monocots (Thực vật một lá mầm) |
Bộ(ordo) |
Asparagales (Thiên môn đông) |
Họ(familia) |
Orchidaceae (Lan) |
Phân họ(subfamilia) |
Epidendroideae (Lan biểu sinh) |
Tông(tribus) |
Arethuseae (Phong lan) |
Chi(genus) |
Bletilla |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Bletilla striata (Thunb.) Rchb.f. |
|
Danh pháp đồng nghĩa | |
Bletia gebina Lindl. (1847) |
Bạch cập được biết đến khá phổ biến với công dụng điều trị chứng nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu do chấn thương và làm lành vết thương. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Bạch cập.
1 Giới thiệu về cây Bạch cập
Bạch cập hay còn được gọi là Liên cập thảo, tên khoa học là Bletilla striata (Thunb.) Rchb.f., Orchidaceae (họ Lan).
1.1 Đặc điểm loài Địa lan Bạch cập
Bạch cập là loài lan địa sinh, có tuổi thọ lâu dài, cao khoảng 18-60 cm. Thân rễ bị nén, có hình cầu hoặc không đều, đường kính từ 1-3 cm. Thân có chiều cao từ 3-25 cm, to và có 4-6 lá. Các lá được bố trí thưa thớt. Cuống hoa dài 14-34 cm, mảnh và thường có một lá đài đơn bao phủ. Các cành uốn cong hoặc rủ xuống, dài từ 2-7 cm và có 3-10 hoa. Những bông hoa thẳng đứng, sặc sỡ với màu đỏ tía. Lá đài có màu đỏ tía hoặc hồng, dài và thuôn hẹp. Lá đài bên có đầu nhọn. Phần thân trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông hàng năm. Phần thân ngầm dưới mặt đất sẽ mọc lên 1-2 cây con vào mùa xuân năm sau. Quả hình thoi tự mở ra khi già vào mùa thu để hạt phát tán ra xung quanh.
1.2 Thu hái và chế biến Bạch cập dược liệu
Để thu hoạch Thân rễ (Rhizoma Bletillae), ta sẽ lấy vào mùa hạ và mùa thu. Sau đó, ta sẽ rửa sạch đất cát và tách bỏ rễ con. Tiếp theo, ta sẽ luộc hoặc đun cho đến khi mặt cắt ngang của Thân rễ không còn lõi trắng. Sau khi đun xong, ta sẽ phơi Thân rễ một nửa để khô, sau đó bỏ vỏ ngoài và phơi tiếp cho đến khi khô hoàn toàn. Thân rễ phơi khô sẽ có chất lượng tốt, cứng chắc và khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang của Thân rễ màu trắng, không mùi, có vị đắng, nhai dính và dẻo.
1.3 Đặc điểm phân bố
Bạch cập không chỉ là một loại cây cảnh hay cây trồng trong chậu ở Châu u và Hoa Kỳ, mà còn là một loại cây thuốc cầm máu quan trọng có nguồn gốc từ Đông Á. Nó phân bố chủ yếu ở miền nam và miền đông Trung Quốc gần sông Dương Tử, Nhật Bản, Hàn Quốc, phía nam đến Việt Nam, Thái Lan và Myanmar mọc hoang trên đất cát giữa những mảng cỏ trên sườn núi mát mẻ. Do khai thác quá mức và phá hủy môi trường sống tự nhiên, nguồn lợi tự nhiên của B. striata giảm mạnh. Hơn mười năm trước, B. striata đã được liệt kê là một trong những cây thuốc hoang dã được bảo vệ chính, vì vậy việc nuôi cấy nhân tạo B. striata và các loài liên quan của nó đã được phát triển ở phần lớn các khu vực ở Trung Quốc.
Cây thường mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi, ở độ cao từ 800 đến 1500 mét, thích ánh sáng và độ ẩm, đất tương đối màu mỡ và hơi chua. Mùa hoa của Bạch cập diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5, và quả của cây chín vào tháng 7 đến tháng 9. Bạn có thể tìm thấy Bạch cập ở các tỉnh Lào Cai và Vĩnh Phúc của Việt Nam.
2 Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học chính của Bạch cập là polysacarit , bibenzyl , phenanthrene , triterpenoid và Saponin , steroid và saponin của nó, cyanidin glycosides, phenanthraquinones, anthraquinones, lignans, axit hữu cơ , và glucosyloxybenzyl 2-isobutylmalatescũng,… đã được chứng minh là chất hoạt tính sinh học chính có khả năng thể hiện nhiều hoạt động dược lý bao gồm chữa lành vết thương, chống loét, cầm máu, độc tế bào, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống xơ hóa, chống lão hóa, chống dị ứng và chống ngứa.
3 Cây Bạch cập có tác dụng gì?
3.1 Tác dụng dược lý
Bạch cập không chỉ được sử dụng rộng rãi để điều trị chứng nôn ra máu , ho ra máu và chảy máu do chấn thương do hiệu quả cầm máu bằng tác dụng làm se da vượt trội, được bôi tại chỗ để khắc phục vết loét, sưng tấy và da nứt nẻ do hiệu quả làm tiêu sưng, thúc đẩy tái tạo mô và làm lành vết thương. Các ứng dụng y tế bổ sung bao gồm điều trị bệnh lao , loét ác tính, bệnh trĩ , bệnh than, bệnh về mắt và bệnh bụi phổi silic .
Nó chứa các dẫn chất bibenzyl có tác dụng kháng khuẩn và các dẫn chất stilben có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và đặc biệt là tác dụng gây độc tính trên nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau. Polysaccharid có tác dụng giảm tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa, giảm viêm và giúp điều trị các trường hợp viêm loét, chảy máu hay bầm tím và bỏng.
3.2 Vị thuốc Bạch cập – Công dụng theo y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Bạch cập có vị đắng, ngọt, chát, tính hơi hàn; có tác dụng bổ phổi, cầm máu và làm tan máu ứ, hàn gắn vết thương chảy máu. Có sách ghi: giúp thông phế, pha loãng đàm, kiểm soát chảy máu, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức và giải độc.
3.2.2 Tác dụng của Bạch cập
Loại thuốc dùng để cầm máu, trị thổ huyết, khạc ra máu, chảy máu cam… Dùng ngoài đắp, bôi mụn nhọt, sinh cơ khỏi đau; cũng dùng đắp vết thương chém chặt. Bột của nó trộn dầu chữa bỏng chân tay tê bì cũng có công hiệu tốt. Dân gian và các thầy thuốc cho rằng uống lâu có thể nhuận phế, chữa lao phổi, nhưng vì vị đắng nên cần cho thêm nhiều đường phèn uống mới tốt. Người ta dùng Bạch cập phối hợp với Rimifon có hiệu quả rất tốt; trị ho gà cùng có kết quả. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài hoà bột với nước đắp hoặc hoà bột với nước uống.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) thân củ dùng trị lao phổi khạc ra máu, tiêu hoá bất lương, họ do phế nhiệt, phổi nhiễm silic, đòn ngã, đau dạ dày và ngoại thương xuất huyết.
3.3 Giá Bạch cập Nam
Trên thị trường, có thể mua Bạch cập với giá từ 4,5 – 4,8 triệu vnđ/kg.
4 Bài thuốc từ cây Bạch cập chữa loét dạ dày
- Chữa loét dạ dày, phân đen: Sử dụng 40g Bạch cập, 20g trầm hương và 20g Hoài Sơn (đã sao). Tất cả được tán thành bột mịn, mỗi lần uống 12-20g khi đói.
- Chữa bệnh phổi kết hạch, ho, khạc ra máu hay lao hang: Sử dụng Bạch cập tán nhỏ, uống mỗi lần 12g, liều dùng không hạn chế.
- Chữa thổ huyết và chảy máu dạ dày: Sử dụng Bạch cập 2 phần, Tam Thất 1 phần, tán nhỏ và uống với nước cơm, mỗi lần 4-8g, liều dùng tùy nghi.
- Chữa vết thương đứt chém: Sử dụng Bạch cập hai phần, vôi một phần, bồ hóng một phần tán nhỏ và rắc vào.
- Chữa ung nhọt sưng đau: Sử dụng Bạch cập tán nhỏ và pha với nước để đắp lên chỗ đau.
- Trị nứt nẻ chân tay, nhất là vào những khi thời tiết hanh khô: Sử dụng 30g Bạch cập, 50g đại hoàng, 3g băng phiến (bocneol). Tất cả đều được tán bột mịn, sau đó thêm Mật Ong và trộn đều thành hỗn hợp nhão, bôi vào chỗ bị bệnh, ngày dùng 3 lần.
- Trị bỏng lửa: Bột Bạch cập được tán nhỏ, sau đó trộn với Dầu Vừng để tạo thành hỗn hợp nhão, và bôi lên chỗ bị bỏng ngày vài lần.
5 Tài liệu tham khảo
- Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Bạch cập trang 73 – 74, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
- Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Bạch cập trang 88 – 89, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
- Tác giả Xirui He và cộng sự (Đăng ngày 4 tháng một năm 2017). Bletilla striata: Medicinal uses, phytochemistry and pharmacological activities, Sciencedirect. Truy cập ngày 15 tháng 03 năm 2023.