Antioxidant

Antioxidant là chất chống Oxy hóa có rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe, ngăn ngừa làm chậm sự biến dạng của tế bào, nguyên nhân chính gây ra tình trạng ung thư. Trong bài viết bày, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về hoạt chất Antioxidant. 

1 Tổng quan

Antioxidant hay chất chống oxy hóa là một nhóm hoạt chất hữu cơ hoặc vô cơ có khả năng ngăn ngừa tác dụng gây độc thông tin di truyền và ung thư của các hợp chất gốc tự do. Hoạt chất có khả năng liên kết và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, qua đó biến chúng thành các hoạt chất không độc, từ đó ngăn ngừa nguy cơ hình thành ung thư. Nhóm hoạt chất Antioxidant bao gồm Vitamin C, Vitamin E, Carotenoids, Selen,… Antioxidant thường được tìm thấy trong các loại trái cây hoặc rau xanh.

Hoạt chất có công thức cấu tạo là C40H60N2O8 và có khối lượng phân tử bằng 696.9 g/mol.

Antioxidant tổng hợp tồn tại ở dạng bột khô. 

antioxidant 2
Công dụng của Antioxidant

2 Tác dụng dược lý

Antioxidant hay chất chống Oxy hóa là thuật ngữ chung cho bất cứ hợp chất nào có thể chống lại các gốc tự do gây tổn hại cho vật liệu di truyền, màng tế bào cũng như các cơ quan khác trong tế bào. Do thiếu hụt các Electron nên các gốc tự do thường lấy Electron của các phân tử khác, từ đó khiến phân tử đó bị phá hủy. 

Antioxidant hoạt động bằng cách bỏ ra một Electron qua đó ngăn ngừa các gốc tự do phá hủy tế bào hoặc phân tử khác. Mặc dù các gốc tự do có hại, tuy nhiên chúng lại là một phần không thể thiếu của quá trình sinh lý bình thường. Cơ thể tạo ra các gốc tự do nhằm mục đích phản ứng lại những tác động tiêu cực từ môi trường như khói thuốc, tia cực tím hoặc ô nhiễm không khí. Đồng thời nó cũng là sản phẩm tự nhiên của quá trình sinh hóa ở tế bào. 

Cơ thể cũng có khả năng sản xuất ra những hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ điển hình như ALA hoặc Glutathione. 

3 Công dụng – Chỉ định

Antioxidant có các công dụng chính là:

  • Hạn chế sự hủy hoại tế bào gây ra bởi các gốc tự do từ đó ngăn ngừa và hạn chế tình trạng ung thư. 
  • Hoạt chất có khả năng hạn chế được các tác động tiêu cực từ bên ngoài như tia cực tím, khói thuốc hoặc không khí ô nhiễm. 
  • Giảm tình trạng kích ứng da do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 
  • Hạn chế các dấu hiệu lão hóa trên da, hỗ trợ cải thiện và khắc phục các khuyết điểm trên da như tàn nhang, thâm sạm,… giúp da sáng và đều màu hơn. 

4 Ứng dụng trong lâm sàng

4.1 Sức khỏe

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được lợi ích của các chất chống oxy hóa như hỗ trợ ngăn ngừa tiến triển của ung thư, và tăng cường sức khỏe.

Những tiến bộ khoa học đã giúp cải thiện các cách kết hợp của các hoạt chất, từ đó giúp những chất chống oxy hóa tổng hợp được bền hơn đồng thời làm giảm đi những tác dụng phụ tiềm ẩm với sức khỏe.

Các hoạt chất có nguồn gốc từ chất chống oxy hóa đã và đang được nghiên cứu từ đó đem lại những tác động tích cực trong điều trị. 

4.2 Công nghiệp thực phẩm

Các chất chống Oxy hóa được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dược phẩm giúp bảo quản thực phẩm khỏi bị hư hỏng, gia tăng hạn dùng cho sản phẩm. 

Không giống như các chất bảo quản có nhiệm vụ bảo vệ thực phẩm khỏi vi khuẩn, nấm hoặc virus. Các chất oxy hóa có nhiệm vụ ngăn ngừa các biến đổi hóa tính của thực phẩm. Những chất bảo quản thường được sử dụng như Acid Ascorbic (AA, E300), Tocopherols (E306), Butylhydroquinone bậc ba (TBHQ),…

==>> Xem thêm về hoạt chất: Axit Eicosapentaenoic (EPA) giúp ngăn ngừa cơn đau tim và trầm cảm

5 Tác dụng không mong muốn

Cơ thể con người có thể tự tổng hợp được các chất chống oxy hóa cần thiết, đồng thời việc bổ sung Antioxidant từ thực phẩm gần như đã đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. 

Các nghiên cứu mở rộng cho thấy việc sử dụng một lượng lớn chất chống oxy hóa từ các sản phẩm bổ sung không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích tích cực. Dùng một lượng lớn Antioxidant tổng hợp có thể can thiệp vào chức năng của tế bào, bao gồm cả cơ chế bảo vệ cũng như phát tín hiệu thông thường. Từ đó gây ra những mối nguy cơ nhất định. 

Những nghiên cứu về chất chống oxy hóa thường không đem lại hiệu quả tích cực. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt chất chống oxy hóa thường có xu hướng hoạt động tốt nhất khi kết hợp với các hoạt chất tự nhiên khác.

6 Tương tác thuốc

Các loại dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng chứa Antioxidant có thể cản trở hiệu lực điều trị của một số thuốc chống ung thư hoặc xạ trị. Nguyên nhân là do các chế phẩm này ngăn ngừa hình thành các gốc tự do thông qua việc ức chế quá trình oxy hóa tự nhiên. Quá trình xạ trị có thể tăng cường quá trình Stress oxy hóa từ đó tạo ra tổn thương đến các thành phần của tế bào ung thư. 

Do đó, nếu bạn đang điều trị theo phác đồ của bệnh viện, việc sử dụng bất cứ dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Activated charcoal (Than hoạt) – Dược thư quốc gia 2022

7 Các câu hỏi thường gặp

7.1 Antioxidant là thuốc gì?

Antioxidant hay chất chống oxy hóa là một nhóm hoạt chất bao gồm Vitamin E, Vitamin A, Selen, hoặc các chất hữu cơ khác có khả năng trung hòa các gốc tự do. 

Các chất chống oxy hóa có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể như ngăn ngừa quá trình lão hóa, hạn chế tình trạng ung thư,…

7.2 Antioxidant có tác dụng gì trong mỹ phẩm?

Các hoạt chất chống Oxy hóa cũng thường được thêm vào các loại mỹ phẩm đặc biệt là các loại có chứa nhiều tinh dầu, chất béo để hạn chế các biến đổi hóa tính. Ngăn chặn quá trình oxy hóa Lipid, hoạt chất khác qua đó đảm bảo kết cấu và gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

Đồng thời các hoạt chất này cũng giúp cải thiện các khuyết điểm trên da.

8 Các dạng bào chế phổ biến

Antioxidant thường được bào chế chủ yếu dưới dạng hoạt chất bổ sung theo đường uống. Dưới đây là một số chế phẩm có chứa thành phần này trong công thức. 

antioxidant 3
Các chế phẩm chứa Antioxidant

9 Tài liệu tham khảo

1.Tác giả chuyên gia NIH, Antioxidant Supplements: What You Need To Know, NIH. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2023.

2.Tác giả Harvard Health Publishing (đăng ngày 31 tháng 1 năm 2019), Understanding antioxidants, Harvard Health Publishing. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2023.

3.Tác giả chuyên gia NCBI, Naugard XL-1, PubChem. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2023.

Để lại một bình luận