Bài viết biên soạn dựa theo
Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba
Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022
AMANTADIN
Tên chung quốc tế: Amantadine.
Mã ATC: N04BB01.
Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh Parkinson; thuốc kháng virus cúm A.
1 Dạng thuốc và hàm lượng
Dùng dưới dạng amantadin hydroclorid hoặc amantadin sulfat.
Viên nén: 100 mg.
Viên nang: 100 mg.
Sirô, Dung dịch uống: 10 mg/ml.
2 Dược lực học
Tác dụng kháng virus cúm typ A chủng nhạy cảm: Amantadin có tác dụng đối với virus cúm typ A chủng nhạy cảm nhưng không hoặc có rất ít hoạt tính đối với virus cúm B. Amantadin ức chế virus nhân lên do ngăn chặn hoạt tính của protein M2 – protein màng virus có chức năng như kênh ion để hạt virus (virion) mất lớp vỏ bọc. Khi protein M2 bị ức chế, virus không mất màng bao nên không giải phóng được acid nucleic vào trong tế bào vật chủ. Do đó làm giảm sự hình thành các hạt virus (virion) và giảm lây nhiễm sang các tế bào mới.
Trong giai đoạn sinh của chu trình sao chép, amantadin ngăn chặn sự trung thành của virus ở một vài chủng cúm A (ví dụ chủng H7). Ammtintin không tác động đến sự bám dính và xâm nhập của virus cúm A vào tế bào, cũng như không cản trở việc tổng hợp các phần tử của virus, chức năng tế bào bình thường, tạo miễn dịch do vắc xin virus cúm bất hoạt.
Khi dùng amantadin trong vòng 24 – 48 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng cúm typ A ở người lớn và trẻ em khỏe mạnh, thuốc làm giảm sự phát triển virus, hạ sốt, giảm triệu chứng đau đầu, triệu chứng hô hấp. Hiệu quả điều trị amantadin để phòng ngừa các biến chứng nặng của cúm A chưa rõ, số liệu còn hạn chế.
Biện pháp dự phòng cúm mùa và biến chứng nặng của cúm chủ yếu là vắc xin cúm mùa bất hoạt. Hiệu quả dự phòng nhiễm cúm mùa virus A của amantadin khoảng 60 – 90% đối với chủng cúm A nhạy cảm.
Amantadin và vắc xin phòng cúm có tác dụng dự phòng đồng hợp lực. Tác dụng điều trị bệnh Parkinson hội chứng Parkinson: Amantadin tác dụng nhanh trong vòng 48 giờ sau khi uống. Hiệu quả của amantadin chủ yếu trên chứng mất vận động. Amantadin cũng có tác dụng đối với các biến chứng ngoại tháp do các thuốc an thần kinh. Hiệu quả của thuốc tương đương các thuốc kháng acetylcholin tổng hợp.
Triệu chứng của bệnh Parkinson được coi là do thiếu hụt dopamin ở các thể vân của não. Amantadin làm tăng giải phóng dopamin ở tiền sinap, chẹn tái hấp thu dopamin vào các nơron tiền sinap, đồng thời có một số tác dụng kháng acetylcholin. Amantadin cũng có khả năng làm giảm loạn vận động gây ra do Levodopa ở bệnh nhân Parkinson. Cơ chế có thể do thuốc đối kháng thụ thể N-methyl-D- aspartat.
Amantadin có tác dụng điều trị hội chứng ngoại tháp và đau dây thần kinh sau Zona, tuy nhiên cơ chế của các tác dụng này chưa được làm rõ.
3 Dược động học
3.1 Hấp thu
Amantadin hấp thu tốt qua Đường tiêu hóa. Sau khi uống, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau 44 giờ. Sinh khả dụng đường uống của thuốc khoảng 90%.
3.2 Phân bố
Thuốc phân bố một tỷ lệ lớn vào hồng cầu. Tỷ lệ thuốc trong hồng cầu cao gấp 2,7 lần so với thuốc trong huyết tương. Thể tích phân bố của thuốc từ 5 – 10 lít/kg.
3.3 Chuyển hóa
Chỉ 1 lượng nhỏ thuốc bị chuyển hóa bởi quá trình N-acetyl hóa.
3.4 Thải trừ
Nửa đời thải trừ của amantadin trung bình là 15 giờ, dao động từ 10 – 30 giờ. Ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. (Clcr < 40 ml/phút), nửa đời thải trừ có thể tăng lên gấp 5 lần do thuốc thải trừ chủ yếu qua thận. Amantadin bị thải trừ rất ít qua lọc máu.
4 Chỉ định
Điều trị bệnh Parkinson.
Điều trị hội chứng ngoại tháp.
Phòng và điều trị cúm typ A chủng nhạy cảm.
Điều trị đau thần kinh sau zona.
5 Chống chỉ định
Mẫn cảm với amantadin.
Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai.
Tiền sử loét dạ dày tá tràng.
Động kinh.
6 Thận trọng
Ngừng sử dụng thuốc đột ngột có thể khiến bệnh Parkinson trầm trọng hơn. Không được ngừng sử dụng thuốc đột ngột ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc an thần kinh.
Phù ngoại vi do thay đổi đáp ứng của mạch ngoại vi có thể xảy ra ở bệnh nhân dùng amantadin. Nên lưu ý ADR này ở bệnh nhân suy tim sung huyết.
Thuốc có tác dụng kháng cholinergic nên không sử dụng với bệnh nhân glôcôm góc đóng chưa được điều trị. Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nhìn mờ hoặc vấn đề thị giác, cần đi khám chuyên khoa mắt để loại trừ phù giác mạc. Ngừng sử dụng thuốc nếu phát hiện phù giác mạc.
Bệnh nhân dùng amantadin nên được theo dõi dấu hiệu rối loạn hành vi kiểm soát xung động. Bệnh nhân và người nhà nên được cảnh báo về dấu hiệu tăng ham muốn tình dục, mua sắm hay thay đổi thói quen ăn uống. Cân nhắc giảm liều nếu xuất hiện triệu chứng này.
Nên chú ý đến chủng virus cúm A kháng thuốc trước khi điều trị. Cần tham khảo thông tin dịch tễ tại cơ sở điều trị.
7 Thời kỳ mang thai
Đã có báo cáo về biến chứng khi dùng amantadin cho phụ nữ mang thai. Chống chỉ định trên phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai.
8 Thời kỳ cho con bú
Amantadin làm tăng hoạt tính dopamin, ảnh hưởng lên sự bài tiết prolactin của tuyến yên, có thể dẫn đến ngừng bài tiết sữa. Thuốc bài tiết vào sữa mẹ do đó không nên dùng amantadin trong thời kỳ cho con bú.
9 Tác dụng không mong muốn (ADR)
9.1 Thường gặp
Da: Mạng lưới xanh tím: rối loạn vận mạch ở da làm cho da bị đổi màu, có các vân (xảy ra khi uống thuốc dài ngày, chủ yếu ở chi dưới, không có rối loạn chức năng thận hay tim mạch, mà là do co thắt tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch ở da; triệu chứng này giảm khi để chân cao. Thường xuất hiện trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau khi bắt đầu uống amantadin).
Tâm thần: chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm, lo âu, dễ kích thích, lú lẫn, nhức đầu.
Tim mạch: hạ huyết áp thế đứng, phù ngoại vi.
Tiêu hóa: chán ăn, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khô miệng.
Hô hấp: khô mũi.
9.2 Ít gặp
Hô hấp: khó thở.
TKTW: mất phối hợp động tác, khó phát âm.
Tâm thần: loạn tâm thần, khó tập trung, ảo giác, tự tử.
Mắt: rối loạn thị giác, phù giác mạc, liệt dây thần kinh thị giác.
Tiết niệu – sinh dục: bí tiểu, tiểu rắt.
9.3 Hiếm gặp
Máu: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
Da: nổi mẩn, viêm da dạng eczema.
Thần kinh: động kinh. Hội chứng ác tính do dùng thuốc an thần kinh (khi giảm liều hoặc ngừng thuốc).
Mắt: cơn đảo nhãn cầu.
Tiết niệu – sinh dục: giảm tình dục, rối loạn xuất tinh.
9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR
Theo dõi thường xuyên chức năng thận và các triệu chứng rối loạn thần kinh.
Ngừng thuốc hoặc giảm liều nếu cần.
10 Liều lượng và cách dùng
10.1 Cách dùng
Thuốc dùng qua đường uống. Nếu thuốc gây mất ngủ, nên uống thuốc cách xa lúc đi ngủ.
10.2 Liều dùng
10.2.1 Điều trị bệnh Parkinson
Liệu pháp dùng 1 thuốc: Liều khởi đầu 100 mg/lần, ngày 1 lần.
Sau 1 tuần, tăng lên liều thường dùng 100 mg/lần, ngày 2 lần. với bệnh nhân đang dùng liều cao thuốc kháng cholinergic hoặc L-dopa, chỉ nên tăng liều sau ít nhất 15 ngày.
Chỉ sử dụng liều 200 mg lần, ngày 2 lần khi có theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Liều tối đa trong điều trị Parkinson là 400 mg/ngày.
Khi ngừng điều trị amantadin, phải giảm nửa liều mỗi tuần để tránh bệnh nặng lên.
Không được ngừng amantadin đột ngột ở người bệnh Parkinson.
10.2.2 Điều trị hội chứng ngoại tháp
Liều thường dùng: 100 mg/lần, ngày 2 lần. Liều tối đa là 100 mg/ lần, ngày 3 lần.
10.2.3 Phòng và điều trị cúm typ A chủng nhạy cảm
Người lớn (thiếu niên và người trưởng thành <65 tuổi): Liều thông thường: 200 mg/ngày, có thể chia 1 – 2 lần/ngày. Liều 100 mg/ 2 lần/ngày. Liều 100 mg/ ngày được khuyến cáo dùng cho người có biểu hiện nhiễm độc hệ TKTW hoặc cơ quan khác khi dùng liều 200 mg/ngày.
Người cao tuổi (2,65 tuổi): 100 mg/ngày, uống 1 lần ngày.
Trẻ em: 1 – 9 tuổi: 5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần (nhà sản xuất khuyến cáo: 4,4 – 8,8 mg/kg/ngày). Tối đa 150 mg/ngày.
Trẻ ≥ 10 tuổi và < 40 kg: 5 mg/kg/ngày. Tối đa 150 mg/ngày.
Trẻ ≥ 10 tuổi và > 40 kg: 100 mg/lần, ngày uống 2 lần.
Thời gian điều trị: Khi điều trị, amantadin phải cho uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 – 48 giờ sau khi có triệu chứng hô hấp do cúm A và kéo dài 24 – 48 giờ sau khi hết các triệu chứng.
Thời gian dự phòng: amantadin thường dùng ít nhất 10 ngày kể từ khi nghi ngờ nhiễm cúm A. Nếu kết hợp với vắc xin phòng cúm, thuốc nên được dùng trong 2 – 4 tuần sau khi tiêm vắc xin.
10.2.4 Điều trị đau thần kinh sau Zona
Người lớn: 100 mg/lần, ngày 1 lần, trong 14 ngày. Nên bắt đầu điều trị ngay khi có chẩn đoán. Nếu bệnh nhân vẫn còn đau thần kinh, có thể tiếp tục dùng thêm 14 ngày.
Hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận:
-
Clcr 30 – 50 ml/phút/1,73m2: Ngày đầu 200 mg, tiếp theo liều duy trì 100 mg/ngày.
-
Clcr : 15 – 30 ml/phút/1,73m2: Ngày đầu 200 mg, tiếp theo liều duy trì 100 mg, mỗi 2 ngày.
-
Clcr < 15 ml/phút/1,73m2 hoặc thẩm phân máu: 200 mg, mỗi 7 ngày.
Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân; ngừng thuốc hoặc giảm liều nếu bệnh nhân xuất hiện ADR.
Thẩm phân máu ít có tác dụng thải trừ amantadin.
11 Tương tác thuốc
Thuốc kháng cholinergic và levodopa: Amantadin có thể làm tăng tác dụng trên thần kinh và tác dụng kháng acetylcholin ở bệnh nhân đang dùng thuốc có hoạt tính kháng acetylcholin; tăng nguy cơ lú lẫn, ảo giác, gặp ác mộng, rối loạn tiêu hóa và triệu chứng tương tự atropin. Theo dõi chặt chẽ dấu hiệu trên tâm thần ở bệnh nhân dùng đồng thời amantadin và thuốc kháng cholinergic hoặc levodopa.
Thuốc kích thích TKTW: Phối hợp cùng amantadin có thể tăng nguy cơ độc tính trên TKTW. Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân dùng đồng thời amantadin và thuốc kích thích TKTW.
Vắc xin cúm sống giảm độc lực: Các thuốc kháng virus cúm làm giảm tình trạng nhân lên của virus cúm. Không dùng vắc xin cúm sống giảm độc lực trước 2 tuần hoặc sau 48 giờ khi dùng amantadin.
Quinin: Làm giảm 30% thanh thải amantadin qua thận.
Thuốc lợi tiểu: thuốc lợi tiểu hydroclorothiazid hay lợi tiểu giữ Kali làm giảm thanh thải của amantadin nên làm tăng nồng độ thuốc trong máu.
12 Quá liều và xử trí
12.1 Triệu chứng
Triệu chứng quá liều amantatin có thể xuất hiện trên nhiều hệ cơ quan khác nhau với mức độ khác nhau, trong đó điển hình là triệu chứng rối loạn thần kinh – cơ và rối loạn tâm thần cấp tính.
TKTW: rối loạn phản xạ, co giật, dấu hiệu hội chứng ngoại tháp, loạn trương lực cơ, giãn đồng tử, khó nuốt, lú lẫn, mất phương hướng, mê sảng, rung giật cơ.
Hô hấp: giảm thông khí, phù phổi, suy hô hấp.
Tim mạch: nhịp nhanh xoang, loạn nhịp tim, tăng huyết áp. Một số trường hợp ngừng tim đột ngột đã được báo cáo.
Thận: tăng giữ nước, tăng urê nitrogen, giảm chức năng thận.
12.2 Xử trí
Không có điều trị đặc hiệu khi quá liều amantadin. Gây nôn, rửa dạ dày hoặc dùng Than hoạt tính nếu bệnh nhân mới bị quá liều thuốc (< 13 giờ).
Do amantadin được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng nguyên vẹn nên cần duy trì chức năng thận. Acid hóa nước tiểu có thể hỗ trợ quá trình thải trừ thuốc qua thận. Lọc máu ít có tác dụng thải trừ amantadin.
Theo dõi huyết áp, nhịp tim, điện tâm đồ, chức năng hô hấp của bệnh nhân. Điều trị tăng huyết áp và loạn nhịp tim nếu cần thiết. Điều trị triệu chứng co giật và an thần bằng Diazepam đường tĩnh mạch hoặc Phenobarbital tiêm bắp. Với triệu chứng loạn thần cấp, mê sảng, rối loạn vận động: có thể dùng physostigmin truyền tĩnh mạch chậm với liều ban đầu 1 mg ở người lớn và 0,5 mg ở trẻ em. Có thể dùng tiếp physostigmin tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Cập nhật lần cuối: 2021