Acid Sorbic

Acid Sorbic là một Acid hữu cơ thường được sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Vậy Acid Sorbic có những ứng dụng gì trong đời sống, trong bài viết này Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Acid Sorbic.

1 Tổng quan về hoạt chất Acid Sorbic 

1.1 Danh pháp

Tên theo dược điển 

BP: Sorbic Acid.

PhEur: Acidum Sorbicum.

USP: Sorbic Acid.

Tên khác E200, Acid 2,4-Hexadienoic, Acid 2-propenylacrylic, Acid (E,E)- Sorbic, Sorbistat.
Tên hóa học Acid (E,E)-hexa-2,4-dienoic.

1.2 Acid Sorbic là gì?

Axit Sorbic hay Acidum Sorbicum, E200 là một loại Acid hữu cơ tự nhiên thường được sử dụng rộng rãi trong bảo quản thực phẩm. 

Công thức phân tử: C6H8O2 và có khối lượng phân tử là 112,13.

Mô tả: Hoạt chất tồn tại ở dạng bột tinh thể trắng hay trắng ngà, không vị và có mùi đặc biệt.

acid sorbic 2

1.3 Đặc tính 

Hoạt tính kháng khuẩn: khởi đầu được dùng để kháng nấm và có tác dụng kháng khuẩn tối ưu ở pH 4,5. Tác dụng này tăng thêm khi phối hợp với các chất bảo quản kháng khuẩn khác như Glycol. 

Bảng MIC của acid sorbic ở pH 6:

Vi khuẩn, nấm MIC(mcg/ml)
Aspergillus Niger 200-500
Candida Albicans 25-50
Clostridium Spirogenes 100-500
Escherichia Coli 50-100
Klebsiella Pneumoniae 50-100
Penicillium Notatum 200-300
Pseudomonas Aeruginosa 100-300
Pseudomonas Cepacia 50-100
Pseudomonas Fluorescens 100-300
Saccharomyces Cerevisiae 200-500
Staphylococcus Aureus 50-100

Điểm sôi: 228° C (có phân hủy).

Khối lượng riêng: 1,20g/cm3.

Hằng số phân ly: pKa = 4,76.

Điểm chảy: 134,5°C.

Độ tan ở 25°C:

  • Acetone: 1/11.
  • Chloroform: 1/15.
  • Ethanol 95%: 1/10.
  • Glycerin: 1/320.
  • Methanol: 1/8.
  • Propylene Glycol: 1/19.
  • Nước: 1/400 (ở 30°C).

acid sorbic 4

2 Tiêu chuẩn theo một số dược điển

Thử nghiệm PhEur USP
Định tính + +
Hình thức dung dịch +
Khoảng nhiệt độ chảy  132-136°C 132-135°C
Hàm ẩm  ≤ 1% ≤ 0,5%
Cắn sau khi nung ≤ 0,2%
Tro Sulfat  ≤ 0,2%
Kim loại nặng ≤ 10ppm ≤ 0,001%
Aldehyd  ≤ 0,15%
Tạp chất hữu cơ bay hơi +
Định lượng  99-101,0% 99-101,0%

3 Độ ổn định và bảo quản

Acid sorbic dễ bị oxy hóa trong dung dịch hơn là ở dạng rắn, nhất là khi có ánh sáng. Acid này được ổn định bởi các Phenol kháng oxy hóa như Propyl Gallate (0,02%). Vật liệu này phải để trong bình kín, tránh ánh sáng và ở nơi không quá 40°C.

4 Quá trình tổng hợp Acid Sorbic 

Cách truyền thống để điều chế ra Acid Sorbic là thực hiện quá trình ngưng tụ của Acid Malonic và hoạt chất Trans-butenal. Ngoài ra Acid Sorbic còn có thể được điều chế bằng đồng phân Acid Hexadienoic thông qua phản ứng kết hợp có xúc tác là Niken, Allyl Clorua, và một vài hóa chất khác.

Tuy nhiên, trong công nghiệp sản xuất Acid Sorbic thường được tổng hợp từ Crotonaldehyd và Ketene, theo con số thống kê hàng năm có gần 30.000 tấn hóa chất này đã được điều chế. 

5 Acid Sorbic có tác dụng gì?

acid sorbic 5

5.1 Ứng dụng của Acid Sorbic

Acid Sorbic thường được dùng ở nồng độ 0,05-0,2% trong công thức thuốc uống và bôi tại chỗ, đặc biệt là trong những công thức có chất diện hoạt không ion hoá. Acid sorbic cũng được dùng với Protein, men, Gelatin, Nhựa thực vật.

Do Acid này có độ ổn định và tác dụng kháng khuẩn hạn chế nên thường dùng phối hợp với các chất bảo quản kháng khuẩn khác hay Glycol để có tác dụng hiệp đồng.

5.2 Dược động học

Hấp thu, phân bố: Sau khi uống Acid Sorbic được đánh dấu phóng xạ. Các kết quả cho thấy con đường chuyển hóa chính của hoạt chất là thông qua CO2 thải ra ngoài cơ thể. Khoảng 85% chất phóng xạ được sử dụng sẽ được phục hồi dưới dạng CO2 trong vòng 4-10 giờ sau khi dùng. Từ tốc độ và mức độ chuyển hóa này, có thể kết luận rằng Acid Sorbic được hấp thu nhanh chóng ở đường tiêu hóa.

Chuyển hóa: Quá trình chuyển hóa của Acid Sorbic ở chuột tương tự như các loại Acid béo thông thường. Trong điều kiện hấp thu bình thường hoạt chất gần như bị oxy hóa thành CO2 và nước. Và có khoảng 1% liều dùng có thể được chuyển đổi bằng quá trình oxy hóa thành Acid Trans, Trans-muconic.

6 Chỉ định – liều dùng của Acid Sorbic

6.1 Chỉ định

Acid Sorbic được sử dụng rộng rãi trong đời sống đặc biệt là trong sản xuất dược phẩm, mục đích chính là làm chất bảo quản, kháng vi sinh vật, vi nấm. 

6.2 Liều lượng 

Danh mục thực phẩm Được phép sử dụng (ppm) Mức tối đa (ppm)
Đồ uống có cồn  3.00 5.00
Đồ nướng 10.00 14.00
Gelatin, bánh pudding 2.00 4.00
Sữa       3.00  6.00
Các loại đồ uống không cồn  2.00 3.00
Kẹo dẻo 3.00 5.00

7 Tác dụng không mong muốn của Acid Sorbic

7.1 Tác dụng không mong muốn

Acid Sorbic được dùng làm chất bảo quản kháng khuẩn trong thuốc uống và dùng tại chỗ, thường được coi là không độc. Tuy vậy, phản ứng kích ứng da, mẫn cảm của acid sorbic và muối Kali đã được báo cáo.

WHO ước tính ADI tới 25mg/kg thể trọng.

Các nghiên cứu liên quan đến độc tính cho thấy Acid Sorbic không gây ra tình trạng ung thư hoặc quái thai trên các động vật có vú. 

LDs (chuột, uống): 7,36g/kg.

7.2 Thận trọng khi xử lý 

Acid sorbic có thể kích ứng mắt, da và hệ hô hấp nên cần có phương tiện bảo hộ.

8 Các câu hỏi thường gặp về Acid Sorbic

8.1 Acid Sorbic có an toàn không?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa hoạt chất vào nhóm an toàn trong trường hợp sử dụng thường xuyên. Các nghiên cứu cho thấy Acid Sorbic không liên quan đến các yếu tố gây ra tình trạng ung thư hoặc những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

Tuy nhiên một số người vẫn có thể bị dị ứng nhẹ thông thường là ngứa, kích ứng tại chỗ. 

8.2 Hoạt chất được bào chế vào năm nào?

Acid Sorbic là chất bảo quản tự nhiên được phân lập lần đầu tiên vào năm 1859 từ quả của cây tần bì.

9 Các dạng bào chế phổ biến của Acid Sorbic

Acid Sorbic chỉ tan yếu trong nước, do đó, dạng được sử dụng phổ biến nhất của hoạt chất này là Kali Sorbat có khả năng hòa tan tốt trong nước. Hoạt chất thường được sử dụng làm tá dược trong dược phẩm để gia tăng khả năng bảo quản.

Dưới đâu là một số sản phẩm chứa Acid Sorbic:

acid sorbic 6

Tài liệu tham khảo

1.Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật ngày 05 tháng 08 năm 2023). Acid Sorbic, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 08 năm 2023.

2.Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm (Xuất bản năm 2021). Acid Sorbic trang 67 – 70, Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm. Truy cập ngày 24 tháng 08 năm 2023.

Để lại một bình luận