Acid Hydrocloric

1 Tên gọi 

Tên theo một số dược điển:

  • BP: Hydrochloric acid. 
  • JP: Hydrochloric acid. 
  • PhEur: Acidum hydrochloricum concentratum. 
  • USP: Hydrochloric acid. 

Tên khác: 507, Acid Clorohydric, Acid Hydrocloric đậm đặc. 

Tên hóa học: Acid Hydrocloric. 

2 Tính chất của Acid Hydrocloric

Công thức tổng quát và khối lượng phân tử: HCl = 36,46. 

Phân loại theo chức năng: Tác nhân acid hóa. 

Mô tả: Acid hydrocloric là một dung dịch nước trong, bốc khói, không màu của hydrogen clorid, mùi hăng cay. 

Theo tiêu chuẩn của JP: acid hydrocloric có hàm lượng 35,0-38,0% w/w; PhEur quy định 35,0-39,0% w/w; USP quy định 36,5- 38,0%w/w. 

Công thức tổng quát của  Acid Hydrocloric
Công thức tổng quát của  Acid Hydrocloric

3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển

Thử nghiệm JP PhEur USP
Định tính  + + +
Hình thức dung dịch  +
Cắn sau khi nung  + ≤ 0,008% 
Cắn sau khi bốc hơi  ≤ 0,01% 
Bromid hay iodid  + +
Brom tự do  + +
Clo tự do  + ≤ 4ppm +
Sulfat  + ≤ 20ppm +
Sulfit  + +
Arsen  ≤ 1ppm  ≤ 2ppm
Kim loại nặng  ≤ 5ppm  ≤ 2ppm ≤ 5ppm 
Thủy Ngân  ≤ 0,04ppm 
Định lượng (HCM)  35,0 – 38,0% 35,0 – 39,0% 36,5 – 38,0%

4 Đặc tính

Độ acid/kiềm: Dung dịch nước 10% v/v có pH = 0,1. 

Khối lượng riêng ở 20°C: 1,18g/cm3. 

Điểm đông đặc: – 24°C. 

Chỉ số khúc xạ: np 

20 = 1,342 (dung dịch nước 10% v/v). 

Độ hòa tan: tan trong nước, ether diethyl, Ethanol và methanol. 

5 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. 

Acid hydrocloric được dùng làm tác nhân acid hóa trong công thức nhiều loại thuốc và thực phẩm. Acid này được dùng ở dạng pha loãng như một phụ gia trong điều trị kiềm huyết hay thiếu ion clor. 10. Độ ổn định và điều kiện bảo quản. 

Acid hydrocloric phải được đựng trong bình thủy tinh hay vật liệu trơ khác ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh để gần kiềm đậm đặc, kim loại hay cyanid. 

6 Tương kỵ

Acid hydrocloric phản ứng dữ dội với kiềm và sinh ra một nhiệt lượng lớn. Acid hydrocloric cũng phản ứng với nhiều kim loại, giải phóng ra hydro. 

7 Tính an toàn

Khi dùng ở nồng độ loãng, acid hydrocloric thường không có những tác dụng không mong muốn kèm theo. Tuy vậy, với nồng độ đặc, chất này ăn mòn và gây tổn thất nghiêm trọng với da, mắt và niêm mạc khi tiếp xúc hay nuốt phải. 

LD50 (thỏ,uống): 0,9g/kg. 

8 Thận trọng khi xử lý

Phải tôn trọng những thận trọng thông thường thích hợp theo hoàn cảnh và khối lượng phải xử lý. Tránh hít hơi vào và tránh bị bắn phải. Cần có kính bảo vệ mắt, găng tay, mặt nạ thở, quần áo bảo hộ hoá chất. Khi bị acid bắn phải, cần rửa bằng rất nhiều nước. Nếu hít phải nhiều hơi acid thì có thể gây tổn thương cho phổi.. Giới hạn cho phép tiếp xúc ngắn hạn tại Anh là 7,6mg/m3 (5ppm).

9 Các chất liên quan

Acid hydrocloric loãng. 

Tên khác: acidum hydrochloricum dilutum; diluted hydrochloric acid. Khối lượng riêng: ~ 1,05g/cm3 ở 20°C. 

Bình luận: JP và PhEur xác định acid hydrocloric loãng có chứa 9,5-10,5% w/v 

HC1 và được pha bằng trộn 274g acid hydrocloric với 726g nước. USP xác định 9,5-10,5% w/v HC1, pha bằng cách trộn 226ml acid hydrocloric với nước cho vừa đủ 1000ml. 

10 Tài liệu tham khảo 

1. Sách Tá Dược Và Các Chất Phụ Gia Dùng trong Dược Phẩm Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (Xuất bản năm 2021). Acid Edetic trang 56 – 58. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023. 

Để lại một bình luận