Magnesium Pidolate là một hoạt chất thường được sử dụng để bổ sung nguyên tố Magie cho cơ thể khi bị chẩn đoán là thiếu hụt. Trong bài viết bày, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về hoạt chất Magnesium Pidolate.
1 Tổng quan
Hoạt chất có công thức cấu tạo là C10H12MgN2O6 và có khối lượng phân tử bằng 280.52 g/mol.
Hình thái cấu tạo: Hoạt chất là một dẫn xuất vòng hóa của L-Glutamic Acid.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Magnesium Pidolate sau khi uống sẽ được phân tách ra thành 2 phần là Cation Magie và Anion Pyroglutamate.
Hoạt chất có khả năng ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp các Peptit ở hệ thần kinh, nguyên nhân là do có sự tương đồng giữa Pyroglutamate với các yếu tố hoạt động thần kinh như 2-pirrolydinone, Piracetam.
Phần lớn nguyên tố (trên 50%) sẽ được dự trữ trong xương, phần còn lại được dự trữ trong các cơ, mô mềm, hồng cầu cũng như huyết thanh.
Hoạt chất chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát huyết áp, các hoạt động co duỗi của cơ, quá trình dẫn truyền thần kinh cũng như dẫn truyền thần kinh đến hệ thống cơ để điều khiển hoạt động co duỗi cơ. Sự gián đoạn nồng độ Magie trong máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh, cơ hoặc các bất thường về chức năng tim mạch.
Magnesium Pidolate có khả năng bảo vệ chức năng thần kinh, giúp ổn định thần kinh, an thần đồng thời ngăn ngừa tình trạng trầm cảm. Những tác dụng này được tạo ra bởi Anion Pyroglutamate phối hợp với Cation Magie.
2.2 Dược động học
Chưa có nghiên cứu về dược động học của Magnesium Pidolate.
3 Công dụng – chỉ định
Magnesium Pidolate thường được bổ sung cho những người có nguy cơ cao thiếu hụt nguyên tố Magie.
Bảo vệ hệ thống thần kinh, duy trì chức năng, hoạt động của hệ thống cơ cũng như đảm bảo sự dẫn truyền thần kinh.
Dự phòng và kiểm soát co giật ở thai phụ trong quá trình sinh sản.
Hoạt chất được thêm vào các sản phẩm bổ sung để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Magnesium Pidolate cũng thường được kết hợp với Vitamin B6 để dự phòng và điều trị các bệnh lý liên quan đến dẫn truyền thần kinh khác.
Những ứng dụng trong lâm sàng của Magnesium Pidolate
Magnesium Pidolate là một muối Magie hữu cơ có khả năng hấp thụ tốt. Do đó trong lâm sàng hoạt chất thường được sử dụng để hỗ trợ, điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt Magie.
4 Liều dùng – Cách dùng
4.1 Liều dùng
Liều lượng cần dùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu Magie của từng đối tượng, cũng như mức độ thiếu hụt.
Tùy vào hàm lượng của Magnesium Pidolate trong các loại chế phẩm và liều dùng sẽ có sự khác biệt.
4.2 Cách dùng
Tùy vào dạng bào chế của hoạt chất mà sẽ có liều dùng khác nhau.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Alfuzosin hydrochlorid: Điều trị phì đại tuyến tiền liệt – Dược thư 2022
5 Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn của Magnesium Pidolate thường phụ thuộc vào Cation Magie có trong hoạt chất.
Lượng Magie được khuyến nghị là 30mg đối với trẻ sơ sinh và 420mg với nam giới trưởng thành. Việc dung nạp 350mg Magie mỗi ngày thường không gây ra bất cứ vấn đề gì.
Các triệu chứng ngộ độc Magie bao gồm tiêu chảy, khát nước, buồn ngủ, hôn mê, suy giảm chức năng thận, chóng mặt hoặc lú lẫn. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể gặp phải là mất ý thức, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim hoặc tử vong.
6 Tương tác thuốc
Chưa có báo cáo về sự tương tác giữa Magnesium Pidolate với những thuốc hoặc hoạt chất khác.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Alpha-Terpineol – Hoạt chất chống vi khuẩn, chống viêm
7 Các câu hỏi thường gặp
7.1 Magnesium Pidolate là gì?
Magnesium Pidolate là muối Magie của Acid Pidolic thường được sử dụng trong y học với mục đích bổ sung khoáng chất cho cơ thể, và có chứa khoảng 8,664% Magie nguyên tố.
7.2 Magnesium Pidolate với Magnesium glycinate có giống nhau không?
Magnesium Glycinate là muối của Magie với Glycine. Tương tự như Magnesium Pidolate hoạt chất cũng thường được sử dụng trong y tế để bổ sung lượng Magie cần thiết cho cơ thể khi cơ thể bị thiếu hụt hoặc do chế độ ăn uống thiếu khoa học.
8 Các dạng bào chế phổ biến
Magnesium Pidolate được bào chế chủ yếu ở dạng các hoạt chất bổ sung. Tên biệt dược nổi tiếng nhất có chứa hoạt chất này là Magne B6 Corbiere (ống), dưới đây là một số chế phẩm có chứa hoạt chất này.
9 Các thông tin mới về Magnesium Pidolate
9.1 Tác dụng của Magnesium Pidolate trong việc điều trị lâu dài ở bệnh nhân mắc hồng cầu hình liềm
Việc ngăn ngừa mất nước hồng cầu bằng việc phong tỏa các con đường vận chuyển, cũng như thúc đẩy sự mất Kali đã được chứng minh là có hiệu quả tiềm năng đối với những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
Bổ sung Magnesium Pidolate trong thời gian 4 tuần đã được chứng minh là có tác dụng ức chế đồng vận chuyển K-Cl và giảm tình trạng mất nước. Từ đó tạo ra tác động tích cực đến bệnh nhân mắc hồng cầu hình liềm.
Để chứng minh được kết quả này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Magnesium Pidolate đường uống dài hạn (6 tháng) (540 mg Mg/ngày). Thử nghiệm có 20 bệnh nhân mắc hồng cầu hình liềm tham gia.
Kết quả được ghi nhận trên 17 đối tượng hoàn thành thử nghiệm. Hai bệnh nhân không hoàn thành thử nghiệm vì tiêu chảy và một bệnh nhân không hoàn thành vì những lý do không liên quan.
Theo đó, đã quan sát thấy sự giảm đáng kể về độ rộng phân bố đối với nồng độ Hemoglobin của hồng cầu, thể tích tế bào lưới trung bình. Giảm hoạt động đồng vận chuyển K-Cl của hồng cầu, trong khi hàm lượng K và Mg của hồng cầu tăng lên đáng kể.
Nồng độ của huyết cầu và hồng cầu lưới không có sự thay đổi trước và sau điều trị.
Thời gian đau ở bệnh nhân cũng được giảm xuống đáng kể.
9.2 Lợi ích của Magnesium Pidolate trong điều trị đau đầu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tình trạng thiếu hụt Magie với chứng đau đầu và đau nửa đầu do căng thẳng ở mức độ nhẹ và trung bình.
Một số thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng giả dược đã chỉ ra rằng việc bổ sung Magie có thể giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh, tăng nồng độ Magie trong máu và dịch não tủy qua đó giúp cải thiện tình trạng kể trên.
Trong các muối Magie có sẵn thì Magnesium Pidolate được xem là có Sinh khả dụng cao và có khả năng xâm nhập tốt ở nội bào. Giúp đảo ngược tình trạng thiếu Magie, nguyên nhân gây đau đầu chỉ trong một thời gian ngăn sử dụng.
10 Tài liệu tham khảo
1.Tác giả Jeanette A Maier, Gisele Pickering, Elena Giacomoni, Alessandra Cazzaniga 1, Paolo Pellegrino (đăng ngày 31 tháng 8 năm 2020), Headaches and Magnesium: Mechanisms, Bioavailability, Therapeutic Efficacy and Potential Advantage of Magnesium Pidolate, PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.
2.Chuyên gia NCBI, Magnesium pidolate, PubChem. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.
3.Tác giả L De Franceschi, D Bachir, F Galacteros, G Tchernia và các cộng sự (đăng tháng 2 năm 2000), Oral magnesium pidolate: effects of long-term administration in patients with sickle cell disease, PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.