Calci Lactat (Calcium Lactate)

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

CALCI LACTAT 

Tên chung quốc tế: Calcium lactate. 

Mã ATC: A12AA05. 

Loại thuốc: Thuốc bổ sung calci. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén calci lactat: 300 mg (tương đương 39 mg calci); 650 mg (tương đương 84,5 mg calci). 

2 Dược lực học 

Calci là khoáng chất nhiều nhất trong cơ thể, và là chất điện phân cần thiết cho cơ thể. Sự cân bằng nội môi được điều chỉnh chủ yếu bởi hormon tuyến cận giáp, Calcitonin và dạng hoạt hóa của vitamin D. Cơ thể chứa khoảng 1 200 g calci (hoặc 300 – 500 mmol/kg trọng lượng cơ thể), khoảng 99% calci được tìm thấy trong xương. Trong huyết tương người, nồng độ calci vào khoảng 8,5 – 10,4 mg/dl (2,1 – 2,6 mmol/lít) trong đó khoảng 45% gắn với protein huyết tương, chủ yếu là Albumin và khoảng 10% phức hợp với các chất đệm anionic (như citrat và phosphat). Phần còn lại là calci ion hóa (Ca). 

Calci là thành phần cấu trúc của xương và răng. Nó cũng cần thiết cho quá trình đông máu, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ và duy trì nhịp tim bình thường. Ion calci làm tăng sức co bóp của cơ tim. Để đáp ứng với sự kích thích điện của cơ, các ion calci đi vào tế bào cơ từ ngoại bào. Các ion calci chứa trong mạng lưới cơ tương được di chuyển nhanh chóng đến các vị trí tương tác giữa các sợi actin và myosin của các đơn vị tơ cơ (sarcomere) để làm rút ngắn sợi cơ (myofibril). Do đó, calci làm tăng chức năng của cơ tim. Tác dụng co bóp tích cực của calci được điều chỉnh bởi tác dụng của nó trên kháng lực của hệ thống mạch máu. Calci có thể làm tăng hoặc giảm kháng lực của hệ thống mạch máu. Ở tim bình thường, sự co mạch tích cực của calci và tác động co mạnh tạo ra sự gia tăng có thể dự đoán trước của áp lực động mạch. 

Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci cho nhu cầu của cơ thể, hoặc trong một số tình trạng như giảm năng tuyến cận giáp, thiếu acid hydroclorid dịch vị, tiêu chảy mạn tính, thiếu hụt Vitamin D, tiêu phân mỡ, bệnh sprue, phụ nữ mang thai và cho con bú, thời kỳ mãn kinh, viêm tụy, suy thận, nhiễm kiềm, tăng phosphat huyết. 

Nhu cầu calci ở người ăn chay có thể tăng do tác dụng ức chế của oxalat và phytat (có nồng độ cao trong chế độ ăn chay) đối với Sinh khả dụng của calci. Sử dụng một số loại thuốc (ví dụ như thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật,…) đôi khi cũng dẫn đến hạ calci huyết, đòi hỏi phải bổ sung calci. 

Muối calci lactat được sử dụng để bổ sung calci theo đường uống. Lượng calci cần thiết hàng ngày theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Dưới đây là bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng RNI (Reference Nutrient Intake) cho người Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 43 ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhu cầu calci hàng ngày theo lứa tuổi được quy định như sau: 

RNI (theo thông tư số 43/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 

Lứa tuổi 

 Calci (mg/ngày) 

Lứa tuổi 

 Calci (mg/ngày) 

0 – 5 tháng 

300 

10 – 18 tuổi 

700 

6 – 11 tháng

400 

19 – 49 tuổi

1000 

 1 – 3 tuổi 

500 

> 50 tuổi 

1000 

 4 – 6 tuổi 

600 

Phụ nữ mang thai 

1000

7 – 9 tuổi 

700 

Bà mẹ cho con bú 

1000

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Calci được hấp thu từ ruột non bằng quá trình vận chuyển chủ động và khuếch tán thụ động. Lượng calci được hấp thu thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có nhu cầu của cơ thể, nhưng thông thường chỉ khoảng 30% lượng ăn vào. Hấp thu calci được tăng lên trong thời kỳ cơ thể có nhu cầu cao như khi mang thai và cho con bú. Để được hấp thu, calci cần ở dạng hòa tan và ion hóa. 

3.2 Phân bố

Sau khi được hấp thu, calci được gắn vào 2 và răng với 99% hàm lượng calci của cơ thể có trong các mô xương. Lượng calci còn lại có cả trong dịch trong và ngoài tế bào. Khoảng 50% hàm lượng calci trong máu ở dạng ion hóa có hoạt tính với 5% được tạo phức với citrat, phosphat hoặc các anion khác và 45% được liên kết với protein, chủ yếu là albumin. Tổng nồng độ calci trong huyết thanh từ 9 – 10,4 mg/dl (4,5 – 5,2 mEq/lít), tuy nhiên chỉ calci dạng ion hóa mới có tác dụng. 

3.3 Thải trừ

Calci được bài tiết qua nước tiểu khoảng 20% (DIH) mặc dù một lượng lớn được tái hấp thu ở ống thận. Calci được bài tiết chủ yếu qua phân (75%), bao gồm calci không được hấp thu cũng tiết qua mồ hôi. Calci đi qua nhau thai và cũng được tiết qua sữa mẹ. như calci được bài tiết qua mật và dịch tụy. Một lượng nhỏ được bài  

4 Chỉ định 

Bổ sung calci trong các tình trạng thiếu calci như thời kỳ mang thai, cho con bú, loãng xương, kém hấp thu sau cắt dạ dày, nhuyễn xương và còi xương. 

5 Chống chỉ định 

Tình trạng tăng calci huyết nặng và tăng calci niệu (ví dụ như tăng vitamin D, cường tuyến cận giáp, suy thận nặng, loãng xương do bất động và các bệnh lý ác tính như đa u tủy xương và di căn xương). 

Bệnh nhân đang điều trị với glycosid tim như Digoxin. 

6 Thận trọng 

Cần thận trọng khi sử dụng calci lactat cho bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, bệnh nhân suy giảm chức năng thận, bệnh lý tim và bệnh u hạt. 

Cẩn theo dõi cẩn thận nồng độ calci trong máu và sự bài tiết calci trong nước tiểu, đặc biệt khi sử dụng calci liều cao, đặc biệt là ở trẻ em. Nên tạm ngừng điều trị nếu nồng độ calci trong máu vượt quá 2,62 – 2,75 mmollit (10,5 – 11,0 mg/dl) hoặc nếu bài tiết calci qua nước tiểu vượt quá 5 mg/kg. 

Thận trọng khi dùng cho trẻ bị hạ Kali huyết vì tăng nồng độ calci huyết thanh có thể làm giảm thêm nồng độ kali. 

7 Thời kỳ mang thai 

Thuốc sử dụng được cho phụ nữ mang thai theo nhu cầu hàng ngày của đối tượng này (xem thêm về nhu cầu hàng ngày trong mục Dược lực học). 

8 Thời kỳ cho con bú 

Thuốc sử dụng được cho phụ nữ cho con bú theo nhu cầu hàng ngày của đối tượng này (xem thêm về nhu cầu hàng ngày trong mục Dược lực học). 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Hệ tiêu hóa: Muối calci dùng đường uống có thể gây kích ứng Đường tiêu hóa gây tiêu chảy, buồn nôn. Muối calci cũng có thể gây táo bón. 

Tăng calci huyết: Tăng calci huyết hiếm gặp khi sử dụng calci đơn độc, nhưng có thể xảy ra khi dùng liều cao trên bệnh nhân suy thận mạn. Tăng calci huyết nhẹ có thể không triệu chứng hoặc có các biểu hiện như táo bón, chán ăn, buồn nôn và nôn. Tăng calci huyết rõ có thể biểu hiện những thay đổi tâm thần như lú lẫn, mê sảng. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Tăng calci huyết nhẹ thường dễ dàng kiểm soát được bằng cách giảm lượng calci đưa vào cơ thể (giảm liều calci) hoặc ngừng bổ sung; các trường hợp tăng calci huyết nặng có đặc hiệu (ví dụ như thẩm tách máu) thể cần phải điều trị. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng

Muối calci lactat được dùng bằng đường uống. Khuyến cáo uống sau khi ăn 1 – 1,5 giờ. 

10.2 Liều dùng 

10.2.1 Người lớn

Liều tính theo theo nhu cầu hàng ngày (xem mục Dược lực học). Thông thường, bổ sung khoảng 300 – 600 mg calci lactat/ngày. 

10.2.2 Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và cho con bú

0,9 – 1,2 g/ngày. 

10.2.3 Trẻ em

Trẻ sơ sinh: 0,25 mmol/kg, dùng 4 lần một ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng. 

Trẻ 1 tháng – 4 tuổi: 0,25 mmol/kg, dùng 4 lần một ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng. 

Trẻ em 5 – 11 tuổi: 0,2 mmol/kg, dùng 4 lần một ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng. 

Trẻ em 12 – 17 tuổi: 10 mmol, 4 lần một ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng. Thông thường, trẻ em trên 3 tuổi có thể dùng 1 viên calci lactat 300 mg/ngày.  

11 Tương tác thuốc 

Glycosid tim: Calci làm tăng cường tác dụng hướng cơ tim và tăng độc tính của glycosid trợ tim; hậu quả có thể gây loạn nhịp tim nếu sử dụng đồng thời (đặc biệt khi calci dùng đường tĩnh mạch, đường uống nguy cơ thấp hơn). 

Biphosphonat: Điều trị đồng thời muối calci với các biphosphonat (như alendronat, etidronat, ibandronat, risedronat) có thể dẫn đến giảm hấp thu biphosphonat từ đường tiêu hóa. Để làm giảm thiểu tác động của tương tác này, cần uống muối calci tối thiểu 30 phút sau khi uống alendronat hoặc risedronat; tối thiểu 60 phút sau khi uống ibandronat, và không được dùng trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống etidronat. 

Chế phẩm sắt: Sử dụng đồng thời muối calci với các chế phẩm Sắt đường uống có thể dẫn đến giảm hấp thu sắt, cần khuyên bệnh nhân sử dụng hai chế phẩm này tại các thời điểm khác nhau. 

Các quinolon: Sử dụng muối calci đồng thời với một số kháng sinh nhóm quinolon (ví dụ như Ciprofloxacin) có thể làm giảm sinh khả dụng của quinolon, không được uống cùng một thời điểm, nên uống cách xa nhau tối thiểu 3 giờ. 

Các tetracyclin. Phức hợp của calci với các kháng sinh tetracyclin làm bất hoạt kháng sinh, vì vậy không được uống cùng một thời điểm, nên uống cách xa nhau tối thiểu 3 giờ. 

12 Quá liều và xử trí 

12.1 Triệu chứng

Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, khát nước, chóng mặt, tăng urê huyết, rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm. Calci có thể lắng đọng ở thận và các mạch máu làm tăng cholesterol huyết. 

12.2 Xử trí

Ngừng sử dụng calci khi có tăng calci huyết, điều này thường sẽ giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở những bệnh nhân không có triệu chứng, miễn là chức năng thận còn đầy đủ. Khi nồng độ calci trong huyết thanh lớn hơn 12 mg/100 ml, ngay lập tức phải bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Trong trường hợp tăng calci huyết nghiêm trọng, có thể cần phải truyền Natri clorid qua tĩnh mạch để làm tăng dịch ngoại bào. Có thể cho bù nước qua đường tĩnh mạch và/hoặc sau đó dùng furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu quai khác để tăng đào thải calci. Nên tránh dùng thuốc lợi tiểu thiazid vì chúng có thể làm tăng hấp thu calci ở thận. 

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng nếu phương pháp điều trị trên không thành công, bao gồm calcitonin, bisphosphonat, chất tạo chelat, corticosteroid và plicamycin. Các phosphat có thể hữu ích, nhưng nên dùng đường uống và chỉ cho những bệnh nhân có nồng độ phosphat trong huyết thanh thấp và chức năng thận bình thường. Chạy thận nhân tạo là biện pháp cuối cùng. 

Cập nhật lần cuối: 2021

Để lại một bình luận