Bromelain

Bromelain là một enzym được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích chống phù nề, giảm viêm và cải thiện triệu chứng viêm mũi xong… Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Bromelain.

1 Enzyme Bromelain trong dứa

1.1 Nguồn gốc của Bromelain

Bromelain là một nhóm các enzym được tìm thấy trong quả và thân của cây dứa (tên khoa học là Ananas comosus).

Dứa có nguồn gốc từ châu Mỹ nhưng hiện nay được trồng khắp thế giới ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Trong lịch sử, người bản địa ở Trung và Nam Mỹ đã sử dụng dứa để chữa nhiều loại bệnh, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa.

1.2 Hình cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của Bromelain: Bromelain thuộc nhóm nào?

Công thức cấu tạo Bromelain
Công thức cấu tạo Bromelain

Bromelain là một enzyme Protease, bao gồm hỗn hợp các endopeptidase thiol khác nhau và các thành phần khác như phosphatase, glucosidase, Peroxidase, cellulase, escharase và một số chất ức chế protease…

Bromelain thuộc nhóm enzyme phân giải protein.

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Các nghiên cứu được thực hiện trong cả phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy bromelain có nhiều tác dụng tiêu sợi huyết, chống phù nề, chống huyết khối và chống viêm.

Cơ thể có thể hấp thụ bromelain ở mức độ đáng kể mà không làm ngừng hoạt động phân giải protein hoặc có bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào.

Nhiều ưu điểm điều trị của bromelain bao gồm làm sạch vết thương, cải thiện khả năng hấp thụ thuốc, và kiểm soát viêm xoang, viêm phế quản, đau thắt ngực, chấn thương phẫu thuật và viêm tắc tĩnh mạch.

Ngoài ra, nó còn điều trị nhiều bệnh tim mạch, tiêu chảy và viêm xương khớp. Bromelain cũng khuyến khích quá trình chết tế bào theo chương trình và thể hiện một số đặc tính chống ung thư.

2.2 Cơ chế tác dụng 

Bromelain hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc quá trình sinh tổng hợp prostaglandin tiền viêm và cũng có đặc tính giảm đau, cũng như tác dụng chống ung thư và prooptotic.

Bromelain có tác dụng điều trị tiềm năng như điều trị các tình trạng bao gồm đau thắt ngực, viêm phế quản, viêm xoang, chấn thương phẫu thuật và viêm xương khớp. Và Bromelain được coi là một thực phẩm bổ sung an toàn.

2.3 Dược động học

Hấp thu: Bromelain dùng đường uống được hấp thu tại ruột, pH lý tưởng trong khoảng 4,5 – 9,5. Nồng độ đỉnh của Bromelain đạt được trong huyết tương sau khi uống 1 giờ.

Phân bố: 50% bromelain liên kết với alpha 2-macroglobulin và alpha 1-antichymotrypsin.

Thời gian bán thải: 6-9 giờ.

3 Chỉ định – Chống chỉ định của Bromelain

3.1 Chỉ định

Các thuốc hay sản phẩm chứa Bromelain được chỉ định để:

  • Chống phù nề, tiêu sợi huyết, chống viêm và chống huyết khối sau chấn thương hay hậu phẫu.
  • Kiểm soát viêm xoang, viêm phế quản, giúp giảm sưng.
  • Dùng ngoài: Loại bỏ, làm sạch vết thương bỏng.

3.2 Chống chỉ định

Không dùng cho người quá mẫn với Bromelain hay có tiền sử dị ứng dứa, người có nguy cơ cao như cơ địa dị ứng.

4 Liều dùng – Cách dùng của Bromelain

4.1 Liều dùng 

Liều dùng phụ thuộc vào hàm lượng và chế phẩm bào chế cụ thể từng loại.

Bromelain thường được người lớn sử dụng với liều 40-400 mg uống hàng ngày trong tối đa 13 tháng.

4.2 Cách dùng

Dùng đường uống hay bôi ngoài da tùy từng chế phẩm.

Với đường uống: nên uống cùng nhiều nước, uống trước ăn 1 giờ hay sau ăn tối thiểu 2 giờ, không được nhai hay nghiền viên.

Với đường dùng ngoài da: Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi. 

==>> Xem thêm về hoạt chất: Chymotrypsin: Thuốc kháng viêm, chống phù nề – Dược thư Quốc Gia 2022

5 Tác dụng không mong muốn

Bromelain an toàn cho hầu hết mọi người, tuy nhiên, không thể loại trừ một số tác dụng phụ khi dùng đường uống như: tiêu chảy, đau bụng…

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở những người nhạy cảm hoặc dị ứng với dứa hoặc những người bị dị ứng khác.

Khi dùng ngoài da, bromelain có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.

Bromelain có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng bromelain ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

6 Tương tác thuốc

Các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu (thuốc chống đông máu / thuốc chống kết tập tiểu cầu): Bromelain có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng bromelain cùng với các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu.

Thuốc kháng sinh (kháng sinh Tetracycline): Uống bromelain có thể làm tăng lượng kháng sinh mà cơ thể hấp thụ. Dùng bromelain cùng với một số loại kháng sinh gọi là Tetracycline có thể làm tăng tác dụng phụ và tác dụng phụ của những loại kháng sinh này.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Capsaicin: Thuốc giảm đau dùng ngoài – Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2022

7 Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng Bromelain lần đầu bời nguy cơ dị ứng và các tác dụng phụ có thể gặp phải trên tiêu hóa và trên da.

Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với bromelain hay với dứa.

Trước phẫu thuật tối thiểu 2 tuần, nên ngừng sử dụng các sản phẩm chứa Bromelain.

Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất hay đúng với chỉ định của bác sĩ.

8 Các câu hỏi thường gặp

8.1 Bromelain có dùng được cho bà bầu?

Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu bromelain có an toàn khi sử dụng khi mang thai hay không? Vì vậy, không nên sử dụng Bromelain trong thai kỳ khi không có chỉ định và cân nhắc kỹ lợi ích – nguy cơ của bác sĩ.

8.2 Phụ nữ cho con bú có dùng được Bromelain không?

Tương tự như đối tượng phụ nữ mang thai, chưa có nghiên cứu đáng tin cậy trên đối tượng phụ nữ cho con bú sử dụng Bromelain. Vì vậy, không sử dụng khi đang cho con bú hoặc nên ngừng cho con bú nếu bắt buộc phải sử dụng.

9 Cập nhập thông tin về nghiên cứu mới của Bromelain

Hiện nay, ngày càng nhiều nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu khả năng chống ung thư của Bromelain.

Thông tin chi tiết về Bromelain và tác dụng chống ung thư của nó ở cấp độ tế bào, phân tử và tín hiệu đã được thu thập từ các cơ sở dữ liệu trực tuyến như PubMed/MedLine, cơ sở dữ liệu TRIP, GeenMedical, Scopus, Web of Science và Google Scholar.

Kết quả của các nghiên cứu được phân tích cho thấy rằng Bromelain sở hữu các hoạt động dược lý đã được chứng thực, chẳng hạn như chống ung thư, chống phù nề, chống viêm, kháng khuẩn, chống đông máu, chống viêm xương khớp, giảm đau do chấn thương, chống tiêu chảy, làm lành vết thương. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng về bromelain còn khan hiếm và vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận giá trị khoa học của loại enzyme này trong các bệnh ung thư ở người.

10 Các dạng bào chế phổ biến

Bromelain được bào chế rất đa dạng dưới nhiều hình thức như viên nén, viêm bao phim… hay các dạng gel, kem bôi da. 

Hàm lượng Bromelain trong các chế phẩm cũng vô cùng đa dạng như: Thuốc Bromelain 50mgBromelain 10mg, Bromelain 5mg…

Dưới đây là hình ảnh một số sản phẩm chứa Bromelain:

Một số sản phẩm chứa Bromelain
Một số sản phẩm chứa Bromelain

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Chuyên gia WebMD, (Ngày đăng: năm 2020). Bromelain – Uses, Side Effects, and More, WebMD. Truy cập ngày 09 tháng 08 năm 2023.
  2. Tác giả: Chuyên gia NIH, (Ngày cập nhật: tháng 05 năm 2020). Bromelain, NIH. Truy cập ngày 09 tháng 08 năm 2023.
  3. Tác giả: Paridhi Agrawal và cộng sự, (Ngày đăng: ngày 11 tháng 08 năm 2022). Bromelain: A Potent Phytomedicine, Pubmed. Truy cập ngày 09 tháng 08 năm 2023.
  4. Tác giả: Raffaele Pezzani và cộng sự, (Ngày đăng: ngày 09 tháng 01 năm 2023). Anticancer properties of bromelain: State-of-the-art and recent trends, Pubmed. Truy cập ngày 09 tháng 08 năm 2023.

Để lại một bình luận