Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) |
Gentianales (Long đởm) |
Họ(familia) |
Apocynaceae (Trúc đào) |
Chi(genus) |
Anodendron |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC. |
|
Danh pháp đồng nghĩa | |
Anodendron manubrium (Wall.) Merr. |
Tốc thằng cáng thuộc dạng dây leo, chiều cao lên đến 15 mét, đường kính thân lớn, khoảng 6 đến 7cm, có nhiều Nhựa mủ màu trắng. Cành cây có dạng hình vuông, không có lông. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.
Tên đồng nghĩa: Anodendron manubrium (Wall.) Merr.
Tên gọi khác: Ngà voi.
Họ thực vật: Trúc Đào (Apocynaceae).
1.1 Đặc điểm thực vật
Tốc thằng cáng thuộc dạng dây leo, chiều cao lên đến 15 mét, đường kính thân lớn, khoảng 6 đến 7cm, có nhiều nhựa mủ màu trắng. Cành cây có dạng hình vuông, không có lông.
Phiến lá dài khoảng từ 10 đến 20cm, kết cấu dai, không có lông, mỗi lá gồm 12 đến 14 đôi gân bên. Cuống lá dài khoảng từ 1-2cm.
Cụm hoa mọc thành xim tam phân ở ngọn nhánh hoặc ở nách lá. Hoa có màu trắng hay trắng ngà.
Quả đại, nhọn, chiều dài mỗi quả khoảng từ 10 đến 15cm, chiều rộng khoảng 2cm, vỏ quả dày khoảng 2 đến 2,5mm.
Hạt dài khoảng 1,5 đến 2cm, hạt dẹt, mỏ dài có mào lông.
Dưới đây là hình ảnh cây Tốc thằng cáng:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tốc thằng cáng phân bố ở các khu vực như Ấn Độ, Malaysia, Lào, Philippin, Campuchia, Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở khu vực phía Nam bao gồm Quảng Trị, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bến Tre, Kiên Giang.
Tốc thằng cáng là loài mọc tự nhiên ở các khu vực ven rừng hay ven suối, đôi khi bắt gặp cây mọc ở những thảm cây bụi tự nhiên.
Thời điểm ra hoa từ tháng 2 đến tháng 7.
2 Thành phần hóa học
Lá có chất đắng.
Một este triterpene mới, có tên là anopaniester (1), và cycloartenol (2), axit ursolic (3), axit esculenic (4), bis-(2-ethylhexyl) phthalate (5), demosterol (6), stigmasterol (7), vaniline (8), và (E)-phytol (9), đã được phân lập từ các bộ phận trên mặt đất của Tốc thằng cáng. Hợp chất 3 và 6 cho thấy tác dụng ức chế đáng kể (giá trị IC50 dao động từ 30,89 ± 3,60 đến 44,37 ± 5,40 μg/ml) đối với các dòng tế bào ung thư người đã thử nghiệm LU-1 và MKN-7. Các hợp chất 1, 2, 3, 4 và 6 lần đầu tiên được phân lập từ chi Anodendron này.
Các bộ phận trên mặt đất của cây còn chứa các thành phần hóa học như alkaloid, terpene, phenol và Flavonoid. Trong số 4 thành phần này, terpinoid được báo cáo có nồng độ cao.
3 Cây Tốc thằng cáng có tác dụng gì?
3.1 Tác dụng dược lý
Trong số bốn chiết xuất khác nhau của Tốc thằng cáng được thử nghiệm về hoạt tính kháng khuẩn, chiết xuất methanol cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tối đa đối với các sinh vật thử nghiệm. Kết quả cho thấy chiết xuất methanol đã biểu hiện vùng ức chế tối đa đối với bốn loại vi khuẩn được thử nghiệm. Chiết xuất methanol ở nồng độ 10 mg/ml cho thấy vùng ức chế tối đa đối với Vibrio cholera, loại vi khuẩn này kháng với Ampicillin chuẩn vì không quan sát thấy sự phát triển của vi khuẩn trong các đĩa. Chiết xuất methanol của Tốc thằng cáng có hoạt tính vừa phải đối với S. aures và P. aeruginosa.
3.2 Công dụng trong Y học cổ truyền
Nhân dân Ấn Độ sử dụng rễ của cây Tốc thằng cáng để làm thuốc gây nôn và trị ho.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2. Tốc thằng cáng, trang 1014-1015. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
Tác giả Widodo Widodo (Ngày đăng tháng 5 năm 2017). Short Communication: Characteristic of Anodendron paniculatum (Apocynaceae) in Mount Nglanggeran, Yogyakarta, Indonesia, Research Gate. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
Tác giả Duc Viet Ho và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2018). A new triterpene ester and other chemical constituents from the aerial parts of Anodendron paniculatum and their cytotoxic activity, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.