Thuốc phiện được biết đến không chỉ gây nghiện, kích thích thần kinh mà nó còn có công dụng giảm đau, giảm ho,…. Vậy những đặc điểm, đặc tính và cơ chế hoạt động của các thành phần hóa học của loài thực vật này là gì? Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc một số thông tin về cây thuốc phiện có thể giúp bạn hình dung ra được về loài cây này.
1 Giới thiệu về cây Thuốc phiện
Thuốc phiện được dân gian gọi với cái tên quen thuộc là cây anh túc hay A phiến hoặc A phù dung. Là loài cây thuộc họ Thuốc phiện, ứng với tên khoa học là Papaver somniferum L.
Đây là loại thực vật ứng với các công dụng khác nhau với những bộ phận trên cây. Từ đó có thể bào chế ra các loại chế phẩm đa dạng mặc dù các sản phẩm này phải kiểm soát đặc biệt.
1.1 Đặc điểm thực vật
Thuốc phiện là thuộc nhóm cây thân thảo mọc hàng năm, thân có chiều cao khoảng 1-1.5m. Lá cây mọc so le, lá dưới xẻ thùy lông chim với các đoạn nhọn, lá ở trên răng cưa. Hoa mau dễ rụng to màu trắng, đỏ hay tím mọc đơn độc ở ngọn, có cuống dài, nhị có bao phấn đen. Quả nang có dạng gần giống hình cầu, nhẵn, đỉnh có nhụy tỏa ra từ tâm chứa khoảng 12-18 rãnh, nhiều hạt nhỏ, màu đen. Toàn bộ cây đều có nhựa mủ màu trắng, để lâu sẽ bị oxy hóa thành đen.
1.2 Đặc điểm phân bố
Thuốc phiện được phân bố ở châu Á, u và Bắc Phi. Là một loài cây ưa sáng và mát mẻ, vì vậy cây được trồng ở vùng núi cao lạnh. Thuốc phiện có vòng đời khoảng 2 năm, ra hoa vào tháng 4-5 và có quả khoảng sau đó 2-3 tháng.
Từ trước đến nay, cây được trồng ở các vùng núi cao, lạnh phía Bắc nước ta như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên bái,…. Nguyên sản ở bắc Mỹ nhập trồng ở châu u và nhiều nước khác.
1.3 Thu hái và chế biến
Nhựa cây thuốc phiện có ở toàn cây nhưng chủ yếu người ta lấy nhựa ở vỏ quả chưa chín do hàm lượng hoạt chất trong bộ phận này là nhiều nhất. Thu hái nhựa bằng cách chích vào vỏ quả xanh, để yên cho chiết nhựa, thu hoạch nhựa và ép lại thành bánh (nhựa sống) hay cô đặc thành cao (chưa chín).
Ngoài ra, cũng có thể dùng quả thuốc phiện sau khi đã lấy nhựa hay còn được gọi là anh túc xác – pericarpium papaveris. Bộ phận này sau khi lấy nhựa sẽ đem đi phơi khô rồi mới dùng. Cuối cùng là hạt thuốc phiện – Semen Papaveris.
Hiện nay có nhiều phương pháp chiết xuất morphin từ nhựa thuốc phiện. Điển hình là phương pháp chiết nhựa thuốc phiện bằng nước nóng rót dịch chiết vào sữa vôi nóng, calci morphinat tan trong nước vôi thừa, còn tạp chất thì tủa xuống. Lọc, đun sôi dịch lọc rồi thêm amoni clorid sẽ có morphin base tủa xuống. Rửa tủa bằng nước rồi hòa tan trong HCl sẽ có morphin hydroclorid, sau đó kết tinh lại nhiều lần sẽ thu được morphin hydroclorid tinh khiết.
2 Thành phần hóa học
Thuốc phiện là một loài cây có chứa nhiều hoạt chất từ có lợi đến gây hại. Trong đó có:
- Nhựa đến nay người ta đã phân lập được khoảng 40 loại alkaloid khác nhau trong đó morphin, codein, thebaine, narcotine, narceine, papaverin, các acid hữu cơ chiếm hàm lượng cao. Bên cạnh đó còn có các protein, acid amin, dextrose, pectin.
- Quả khô của cây chứa 0.335% Papaverin và 0.247% nacortin, cũng có alkaloid nhưng hàm lượng ít.
- Trong hạt chứa dầu béo, có nhiều aicd béo chưa no. Trong hạt không có alkaloid.
- Tỷ lệ morphin trong cây không có con số cụ thể. Nó sẽ phụ thuộc vào các bộ phận, địa điểm trồng của cây. Nhiều nhất phải kể đến quả rồi đến thân, rễ và lá.
3 Tác dụng – Công dụng của cây thuốc phiện
3.1 Tác dụng dược lý
Thuốc phiện có tác dụng giảm đau rất tốt nhưng dùng lâu sẽ gây nghiện nên hiện nay người ta xếp vào nhóm thuốc độc bảng A nghiện.
Đối với hệ thần kinh
- Tác dụng trên vỏ não và trung tâm gây đau.
- Dùng liều nhỏ, lúc đầu kích thích gây cảm giác dễ chịu, thoải mái, sau làm mất cảm giác đau.
- Dùng liều cao gây ngủ
Đối với trung tâm hô hấp và hành tủy
- Làm nhịp thở thoạt đầu nhanh, nông, sau chậm lại
- Khi bị ngộ độc có thể ngừng thở
- Có tác dụng làm giảm kích thích ho.
Đối với bộ máy tiêu hóa
- Liều nhỏ, thuốc phiện kích thích co bóp dạ dày, có thể gây nôn
- Liều cao, có tác dụng chống nôn, lúc uống làm giảm nhu động ruột nên dùng chữa ỉa chảy.
Hoạt chất | Tác dung |
Morphin |
|
Codein |
|
Papaverin |
|
Noscapin (=nacortin) |
|
3.2 Công dụng của cây thuốc phiện theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị – tác dụng
Tính vị : Vị chua, chát, tính bình, có độc
Tác dụng: cây có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống. Nhựa thuốc phiện có vị đắng, hơi chát có tác dụng giảm đau gây ngủ
3.2.2 Công dụng của cây thuốc phiện
Bộ phận | Công dụng và liều dùng |
Quả |
Đối với quả chưa chích nhựa
|
Đối với quả đã chích nhựa
|
|
Hạt |
|
Nhựa thuốc phiện |
|
Lá | Đôi khi được dùng làm ngoài thuốc giảm đau. |
4 Heroin là gì ?
Heroin hay còn gọi là diacetylmorphin. Đây là dạng chế phẩm bán tổng hợp từ morphin, là chất ma túy gây nghiện rất mạnh. Người bị nghiện sẽ suy sụp nhanh chóng về thể chất lẫn tinh thần. Dùng liều khoảng 0.06g có thể gây chết người sau khi tiêm.
5 Một số bài thuốc từ cây thuốc phiện
- Bài thuốc chữa lỵ: Dùng hoa kim ngân, quả sau khi đã lấy nhựa, mỗi vị lấy khoảng 4g xong đem đi sắc uống.
- Bài thuốc điều trị ho lâu ngày không khỏi (theo Thế Y Đắc Hiệu Phương): Dùng bột được làm từ quả anh túc đã lấy nhựa. Sử dụng ngày 2g pha với nước và mật 1-2 lần/ ngày cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc điều trị lỵ lâu ngày: Dùng anh túc xác đem chia thành 3 phần: 1 phần sao với giấm, 1 phần sao với mật còn 1 loại dùng tươi. Xong rồi đem cả 3 phần tán thành bột rồi trộn với mật r làm hoàn. Uống 8-12g thuốc 1 ngày, uống cùng nước cơm.
6 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021). Thuốc phiện trang 939-940, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
- Dược liệu học tập 2 của Nhà xuất bản Y học. Thuốc phiện trang 78-89, Dược liệu học tập 2 của Nhà xuất bản Y học. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.