Thanh táo được biết đến khá phổ biến với công dụng trị các vấn đề liên quan đến xương như gãy xương, sải chân, phong thấp và viêm khớp. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Thanh táo.
1 Giới thiệu về cây Thanh táo. Cây thanh táo có mấy loại?
Justicia gendarussa L.f., được biết đến với tên gọi Thanh táo, Thuốc trặc hoặc Tần cửu, thuộc họ Ô rô – Acanthaceae. Loài cây này có 2 dạng hoa, bao gồm hoa trắng và hoa tím.
1.1 Hình ảnh cây thanh táo
Loại cây thường mọc cao từ 1 đến 15 mét và giữ lá xanh quanh năm. Cây có hình dạng mọc đối, lá hẹp và có gân chính tím. Trên lá thường có những đốm vàng hoặc nâu đen do một loài nấm gây nên. Hoa mọc thành bông ở ngọn hoặc ở nách lá và được bao bọc bởi nhiều lá bắc hình sợi. Đài có 5 cánh, hợp ở gốc với chiều cao từ 3 đến 5mm. Tràng hoa có màu trắng hoặc hồng, có đốm tía và được chia thành 2 môi. Nhị có 2 bộ phận và bao phấn gồm 2 ô. Quả của cây này có hình dạng định và có chiều dài khoảng 12mm.
⇒ Xem thêm dược liệu khác tại đây: Cây Tục đoạn – Vị thuốc bổ trị bệnh xương khớp hiệu quả
1.2 Thu hái và chế biến
Toàn cây được dùng làm thuốc – Herba Justiciae, thu hái quanh năm, có thể thu hái quanh năm và sử dụng tươi hoặc phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây hường được trồng làm hàng rào, cây mọc hoang và có thể trồng bằng giâm cành hoặc hạt. Ra hoa quả quanh năm.
Cây phân bố khắp Việt Nam và cũng được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác như Malaixia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc và Ấn Độ.
⇒ Xem thêm dược liệu khác tại đây: Cây Dây đau xương – Trị đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hoá
2 Thành phần hóa học
Cây chứa một hợp chất alcaloid được gọi là justicin và một lượng rất nhỏ tinh dầu. Bên cạnh đó, toàn cây còn chứa các hợp chất khác như alkaloid (justidrusamid, brazoid A-D) và Flavonoid (apigenin).
3 Công dụng – Tác dụng của cây Thanh táo
3.1 Tác dụng dược lý
Dịch chiết từ cây Thanh táo có tác dụng kháng nấm, kháng virus, chống oxy hóa, chống viêm khớp, giảm đau, hạ đường huyết và bảo vệ gan…
Nghiên cứu thử nghiệm in vitro cho thấy chiết xuất từ lá Justicia gendarussa có hoạt tính ức chế enzym phiên mã ngược của HIV và có khả năng ức chế sự nhân lên của virus HIV. Cây Justicia gendarussa chứa các hợp chất amin thơm thay thế, flavonoid glycoside, và justidrusamida alkaloid A, B, C và D. Trong đó, thành phần chính của chiết xuất etanolic 70% là apigenin flavonoid glycoside được gọi là Gendarusin A. Các hợp chất flavonoid đã được biết đến là một nguồn liệu pháp tự nhiên chống lại virus HIV bằng cách ức chế men sao chép ngược của virus. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất etanolic từ Justicia gendarussa có hoạt động chống viêm khớp tương tự như Aspirin.
3.2 Vị thuốc Thanh táo – Công dụng theo y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Thanh táo có vị cay, tính ấm; có tác dụng tiêu sưng giảm đau và tục cân tiếp xương. Rễ có vị hơi chua cay, tính bình có tác dụng tán phong thấp, trấn thống, hoạt huyết, làm lợi đại tiểu tiện. Vỏ rễ và thân có tác dụng gây nôn. Lá của cây có tác dụng kháng khuẩn và giúp sát trùng.
3.2.2 Công dụng của cây Thanh táo
Cây Thanh táo thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến xương như gãy xương, sải chân, phong thấp và viêm khớp. Rễ cây được dùng để chữa vàng da, giải độc cơ thể, cũng như điều trị các vấn đề về khớp như bó gãy xương và trật khớp. Liều dùng cây khô là 12-30g, dạng thuốc sắc. Vỏ rễ và vỏ thân có thể sắc uống hoặc ngâm rượu uống để chữa tê thấp. Rễ và lá cây có thể được dùng tươi giã nát để đắp vào các vết thương, chỗ sưng tấy và bó gãy xương. Ngoài ra, bột Thanh táo cũng có thể được sử dụng để tán và rắc trừ sâu mọt.
Cây thanh táo có độc không? Tuy nhiên, cần phải cẩn thận khi uống lá Thanh táo tươi vì thường gây nôn.
4 Bài thuốc từ cây Thanh táo
- Dùng Thanh táo, Mần tươi và Cỏ màn chầu, mỗi vị 20g, sắc uống để chữa cho sản phụ bị đưa lên choáng váng và mắt mờ do máu xấu.
- Để chữa vết lở, vết thương nhiễm độc chảy máu không dứt hay nhọt lở thối loét, khó kéo miệng, có thể dùng lá Thanh táo và lá Mỏ quạ lượng bằng nhau, rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt, thay thuốc hằng ngày.
- Phục hồi các vết thương bị sưng tấy và đau nhức: Dùng 50g lá thanh táo tươi (hoặc 10g nếu khô) rửa sạch và đem đun sôi với 850ml nước. Sau đó, lấy ra 200ml nước, chia thành 2 lần và uống trong ngày.
- Điều trị mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Giã nát thanh táo tươi hoặc nghiền nhỏ thanh táo khô, trộn với rượu hoặc giấm, đắp lên vết thương, sau đó thay băng 1 lần sau 2 giờ. Thực hiện 2 lần trong ngày và sử dụng trong vòng 3 ngày.
- Điều trị phong thấp chân tay tê dại: Sử dụng vỏ thanh táo, rễ mền tên, rễ sưng, dây chìu với mỗi loại 20g và cốt khí, thiên niên kiện với mỗi loại 10g. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, đổ vào 750ml nước, sắc còn 200ml và chia làm 2 lần uống trong ngày. Thực hiện trong 15 ngày liên tiếp.
5 Tài liệu tham khảo
- Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1, tác giả Võ Văn Chi, Nhà xuất bản y học (Xuất bản năm 2021). Thanh táo trang 90 – 91, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
- Tác giả Agustinus Widodo và cộng sự (Đăng ngày 7 tháng 3 năm 2019). ANTIVIRAL ACTIVITY OF Justicia gendarussa Burm.f. LEAVES AGAINST HIV-INFECTED MT-4 CELLS, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2023.