Sòi Tía (Sapium discolor (Champ.) Muell. – Arg.)

Sòi Tía (Sapium discolor (Champ.) Muell. - Arg.)

Cây Sòi Tía có tên khoa học là Sapium discolor (Champ.) Muell. – Arg. thuộc dạng cây to, nhân dân thường sử dụng để chữa rắn cắn, mụn nhọt lở loét, chấn thương, sưng tấy, hen suyễn. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Sòi Tía

1 Giới thiệu

Hình ảnh cụm hoa của cây Sòi Tía
Hình ảnh cụm hoa của cây Sòi Tía

Tên khoa học: Sapium discolor (Champ.) Muell. – Arg.

Tên gọi khác: Sòi Bạc.

Họ thực vật: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

1.1 Đặc điểm thực vật

Sòi Tía thuộc dạng cây nhơ,x có thể bắt gặp những cây Sòi Tía to, chiều cao khoảng 8 đến 10 mét, có nhiều Nhựa mủ.

Cành cây nhẵn và có màu xám hơi nhạt.

Lá mọc so le, phiến lá có dạng hình bầu dục, mỗi lá có chiều dài khoảng 3 đến 7cm và chiều rộng khoảng 2,5 đến 3cm. Trên phiến lá có 2 hạch nhỏ, trước khi rụng xuống lá chuyển màu đỏ.

Cây đơn tính cùng gốc.

Cụm hoa mọc thành bông dày ở ngọn, cong, có chiều dài khoảng 5cm. Hoa đực thường ở bên dưới, hoa cái ở bên trên.

Nhị 2.

Quả hình cầu, sau khi nứt chia quả thành 3 mảnh.

Hạt của cây Sòi Tía có màu xám đen.

Mùa hoa rơi vào tháng 5 đến tháng 6, mùa quả rơi vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Sòi Tía thuộc dạng cây gỗ có kích thước lớn
Sòi Tía thuộc dạng cây gỗ có kích thước lớn

Bộ phận dùng: Rễ, lá.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Sapium P. Browne gồm nhiều loài khác nhau phân bố tại các vùng cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới của châu Á.

Tại nước ta, chi này có 7 loài.

Sòi Tía phân bố chủ yếu ở phía nam của Trung Quốc đến Việt Nam, Lào và Indonesia.

Tại nước ta, cây thường được tìm thấy ở các khu rừng thứ sinh hoặc vùng đất sau nương rẫy.

Sòi Tía là cây ưa sáng, ra hoa quả nhiều hàng năm. Cây có thể tái sinh tự nhiên từ hạt hoặc gốc sau khi đã bị chặt.

Sòi Tía có thể sinh trưởng và phát triển trên các vùng đất cằn cỗi hoặc trơ sỏi đá.

2 Thành phần hóa học

Các hoạt chất được chiết xuất từ Sòi Tía bao gồm:

  • Taraxerol.
  • Acid elagic.

3 Công dụng của cây sòi tía

Hình ảnh lá cây Sòi Tía
Hình ảnh lá cây Sòi Tía

3.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cây có vị đắng, chát, tính hàn, hơi độc.

Tác dụng: Tả hạ, tiêu sưng, trục thủy, làm tăng nhu động ruột.

3.2 Công dụng

Vỏ của cây được sử dụng để làm thuốc trị tiêu chảy, táo bón, viêm, xơ gan cổ trướng, phù thũng, đái ít với liều dùng được khuyến cáo là 3-10g/ngày, liều dùng có thể tăng lên 15g, sắc lấy nước uống.

Có thể sử dụng rễ và lá của cây dùng ngoài để chữa tổn thương, viêm nhiễm như zona, lở ngứa, mụn nhọt, eczema.

Nhân dân sử dụng lá của cây Sòi Tía nấu với nước để làm thuốc nhuộm vải và tơ lụa. Vải sau khi nhuộm sẽ có màu đen.

Lưu ý: Không sử dụng Sòi Tía cho người có thai hoặc suy nhược.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Sòi Tía

Hình ảnh quả của cây Sòi Tía
Hình ảnh quả của cây Sòi Tía

4.1 Chữa đòn ngã bị thương, bong gân, mụn nhọt, sưng tấy

Sử dụng rễ Sòi Tía sau đó đem chặt thành những đoạn nhỏ và phơi khô, đem sao vàng khoảng 10 đến 15g.

Đem nấu với nước uống với rượu.

4.2 Chữa rắn cắn

Sử dụng vỏ rễ hoặc lá của cây Sòi Tía, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với Phèn Đen, Thồm Lồm, đem giã nát, thêm nước, sau đó gạn lấy nước uống và sử dụng bã để đắp.

4.3 Chữa hen suyễn

Sử dụng 30g lá Sòi Tía non, đem băm và trộn với phổi mèo làm chả để ăn.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Sòi Tía, trang 742-743. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2024.

Để lại một bình luận