Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) |
Caryophyllales (Cẩm chướng) |
Họ(familia) |
Aizoaceae (Rau đắng đất) |
Chi(genus) |
Glinus |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Glinus oppositifolius (L.) A. DC. |
|
Danh pháp đồng nghĩa | |
Mollugo oppositifolia L. Mollugo spergula L. |
Rau đắng đất thuộc dạng cây thảo, cây sống lâu năm. Thân và cành cây có kích thước nhỏ, mảnh khảnh, mọc tỏa ra, dài, nhẵn. Lá cây mọc vòng 2-5 lá to nhỏ, kích thước không đều. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Rau đắng đất còn gọi là gì?
Tên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) A. DC.
Tên đồng nghĩa: Mollugo oppositifolia L., Mollugo spergula L.
Rau đắng đất miền Bắc gọi là Rau đắng lá vàng.
Họ thực vật: Aizoaceae (Rau đắng đất).
Rau đắng đất có mấy loại? Có 2 loại rau đắng là Rau đắng đất và Rau đắng biển, mỗi loại đều có những đặc điểm và công dụng khác nhau.
1.1 Cây Rau đắng đất như thế nào?
Rau Đắng đất thuộc dạng cây thảo, cây sống lâu năm. Thân và cành cây có kích thước nhỏ, mảnh khảnh, mọc tỏa ra, dài, nhẵn.
Lá cây mọc vòng 2-5 lá to nhỏ, kích thước không đều, phiến lá có dạng hình mác thuôn, chiều dài mỗi lá khoảng từ 1 đến 3cm, chiều rộng từ 3 đến 10cm, gốc lá và đầu lá nhọn, lá kèm có kích thước nhỏ, sớm rụng.
Hoa mọc ở kẽ lá, không mọc thành cụm mà mọc tụ tập tạo thành 2-5 cái một. hoa có màu lục nhạt, cuống hoa dài, đài 5 răng, nhị 5, bầu thuôn, 2 đầu thắt lại, mỗi bầu gồm 3 ô.
Quả nang, mở cạnh theo chiều dọc, hạt có dạng hình thận.
Mùa hoa quả từ tháng 4 đến tháng 7.
Dưới đây là hình ảnh cây Rau đắng đất:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
1.3 Cây Rau đắng đất mọc ở đâu?
Chi Glinus L. trên thế giới gồm các loài đều là thân cỏ, được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại nước ta, chi này có 3 loài.
Rau đắng đất phân bố ở vùng nhiệt đới của châu Á, từ Ấn Độ, Trung Quốc đến Malaysia, Campuchia và Việt Nam.
Tại nước ta, cây được tìm thấy dọc theo các tỉnh thuộc vùng ven biển, kéo dài từ Nam Định đến các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Rau đắng đất có bản chất là loài ưa sáng, thường mọc ở trên những khu vực đất pha cát trên những khu ruộng bỏ hoang hoặc ao hồ bị cạn nước, đôi khi còn bắt gặp ở ven đường hay ven làng. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, phân nhánh khỏe, thường mọc lấn át những loại cây khác. Rau đắng đất ra hoa quả nhiều hàng năm, cây tái sinh tự nhiên từ hạt.
2 Thành phần hóa học
Rau đắng đất chứa Saponin và flavonoid. Các tác giả đã phân lập được từ lá cây hoạt chất sapogenin triterpen có tên là spergulagenin A.
Chiết xuất dichloromethane của Rau đắng đất chứa squalene, spinasterol, axit oleanolic, phytol và Lutein từ lá; squalene và spergulagenin A từ thân và spinasterol từ rễ.
3 Tác dụng dược lý
3.1 Tác dụng chống nấm
Chiết xuất toàn bộ cây được chuẩn bị trong dichloromethane đã chứng minh hoạt động kháng nấm đối với Candida albicans được áp dụng trên các tấm silica có mặt sau bằng kính, ủ qua đêm ở 30 °C và phun methylthiazolyltetrazolium chloride (MTT). Các hợp chất hoạt động xuất hiện dưới dạng các đốm trong suốt trên nền màu tím.
3.2 Tác dụng kháng khuẩn
Chiết xuất methanol đã thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đáng kể đối với bốn chủng vi khuẩn Gram dương là Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và Aspergillus niger bằng phương pháp khuếch tán thạch cốc-đĩa, tương đương với thuốc chuẩn Norfloxacin.
3.3 Tác dụng giảm đau và chống viêm
Hoạt động giảm đau đã được thử nghiệm bằng thử nghiệm quằn quại và ngâm đuôi gây ra bởi axit axetic trong khi hoạt động chống viêm được thử nghiệm phù chân gây ra bởi carrageenan. Chiết xuất methanol ở cả liều 200 và 400 mg/kg cho thấy tác dụng giảm đau ngoại vi và trung ương đáng kể; và chiết xuất (500 mg/kg) cũng làm giảm tình trạng viêm chân ở chuột gây ra bởi carrageenan.
3.4 Chống oxy hóa và loại bỏ gốc tự do
Toàn bộ cây được chiết xuất bằng etanol (70%) và được sử dụng để đánh giá nhiều xét nghiệm chống oxy hóa trong ống nghiệm bao gồm hoạt tính cho H, dọn oxit nitric, dọn anion superoxide, khả năng khử, gốc hydroxyl, dọn Hydrogen peroxide, tổng hàm lượng phenolic, tổng hàm lượng Flavonoid, tổng hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp thiocyanate và phosphomolypden, tạo phức với kim loại, tẩy trắng β-carotene, xét nghiệm gốc peroxy tổng thể và hoạt tính của các chiết xuất được phát hiện có tương quan với tổng hàm lượng axit ascorbic, butylated hydroxyl toluene (BHT), α-tocopherol, Curcumin, quercetin và Trolox.
3.5 Tác dụng chống tăng đường huyết
Chiết xuất metanol của toàn bộ cây ở liều uống duy nhất 200 và 400 mg/kg đã thể hiện hoạt tính hạ đường huyết đáng kể ở chuột tăng đường huyết quá tải Glucose và chuột cống so với thuốc chuẩn Metformin và Glibenclamide tương ứng.
3.6 Điều hòa mỡ máu
Chiết xuất nước và methanol của G. oppositifolius được phát hiện có hoạt tính chống tăng lipid máu đáng kể ở chuột mắc bệnh tiểu đường do STZ gây ra trong 14 và 28 ngày được điều trị bằng đường uống với hai liều lượng 200 và 400 mg/kg. Chiết xuất methanol của cây được đánh giá về hoạt động chống tăng lipid máu ở chuột tăng lipid máu do Triton gây ra. Điều trị bằng chiết xuất 200 và 400 mg/kg của G. oppositifolius cho thấy giảm đáng kể hồ sơ lipid huyết thanh như cholesterol toàn phần, triglyceride, lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) ở chuột tăng lipid máu so với nhóm đối chứng tăng lipid máu.
3.7 Tác dụng bảo vệ gan
Tác dụng bảo vệ gan của chiết xuất methanol từ rễ Rau đắng đất chống lại tổn thương gan do carbon tetrachloride (CCl4) gây ra đã được nghiên cứu trên chuột bạch.
4 Uống nước rau đắng đất có tác dụng gì?
Rau đắng đất có tác dụng sát trùng, kiện vị, nhuận tràng. Trong Y học cổ truyền, toàn cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, khai vị, nhuận gan, lợi tiêu hóa, lợi tiểu.
Nhân dân thường sử dụng Rau đắng đất phơi khô có tác dụng hạ sốt trong trường hợp sốt cao, mắc các bệnh lý về gan với biểu hiện vàng da. Liều dùng được khuyến cáo là 20-30g đem sắc lấy nước uống.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng toàn cây Rau đắng đất để làm thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, ứ sản dịch. Ngoài ra, có thể giã nát cây Đắng đất với dầu castor để đắp nóng trong trường hợp đau tai, dịch chiết từ Rau đắng đất cho thấy tác dụng trị ngứa, dùng khi bị bệnh ngoài da.
Cây Rau đắng đất ngâm rượu trị bệnh gì? Rau đắng đất thường được dùng bằng cách sắc nước uống để giúp nhuận gan, lợi tiểu, lợi tiêu hóa, ngâm rượu Rau đắng đất có thể có lợi cho bệnh nhân đang gặp tình trạng đau nhức xương khớp do Rau đắng đất có tác dụng chống viêm, tuy nhiên, không nên sử dụng khi chưa có kinh nghiệm.
5 Cây Rau đắng đất trị bệnh gì?
5.1 Thuốc thanh can, giải độc
6g Rau đắng đất.
5g Nhân Trần hoặc dùng 5g Bồ bồ.
5g Dành dành.
6g Cỏ xước.
6g Rau Má.
6g Ké Đầu Ngựa.
6g dây Khổ Qua.
8g Cỏ mực.
6g Muồng Trâu.
6g rễ Tranh.
6g Sài Đất.
3g Cam Thảo.
Các vị đem sắc nước uống, có thể tán thành bột hoặc làm thành viên để uống.
Đây là bài thuốc kinh nghiệm của lương y Đỗ Văn Tranh ở tỉnh An Giang.
5.2 Cao thuốc trị vàng da, chậm tiêu, nổi u nhọt
1 thúng dây Cứt quạ.
1 thúng Rau đắng đất.
Hai vị nấu chung đến khi nhừ sau đó bỏ xác, nấu nước cho đến khi tạo thành cao đặc, thêm tiếp đường hoặc mật để tăng độ dính của cao.
Khi uống thì dùng 1 thìa cà phê cao pha với nước, ngày dùng 3 lần vào sáng, trưa, tối.
Đây là bài thuốc kinh nghiệm từ thời kháng chiến chống Pháp.
6 Tác hại của Rau đắng đất
Rau đắng đất đã được chứng minh có nhiều công dụng đối với sức khỏe đặc biệt là tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu để làm thuốc cần phải có kinh nghiệm, không lạm dụng khi chưa có hướng dẫn của người có chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
7 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Rau đắng đất, trang 511-512. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2024.
Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam. Rau đắng đất, trang 579-580. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2024.
Tác giả Shi-Yuan Sheu và cộng sự (Ngày đăng 29 tháng 6 năm 2013). Recent progress in Glinus oppositifolius research, Rearch Gate. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2024.