Quảng Phòng Kỷ (Aristolochia westlandii)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Magnoliidae (phân lớp Mộc lan)

Bộ(ordo)

Piperales (Hồ tiêu)

Họ(familia)

Aristolochiaceae (Nam mộc hương)

Chi(genus)

Aristolochia 

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Aristolochia westlandii

Quảng Phòng Kỷ (Aristolochia westlandii)

 

Quảng phòng kỷ thuộc dạng cây leo, cây sống lâu năm, thân cây có màu tro nâu hoặc nâu đen. Lá cây Quảng phòng kỷ mọc so le. Quảng phòng kỷ được dùng trong các trường hợp thủy thũng, phong thấp. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Aristolochia westlandii

Họ thực vật: Mộc Hương (Aristolochiaceae).

Phòng kỷ mang ý nghĩa là phòng ngừa, kỷ có nghĩa là cho mình do đó phòng kỷ hàm ý chỉ phương thuốc giúp phòng ngừa bệnh tật cho bản thân. Phòng kỷ là tên của nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật không giống nhau, một số vị thuốc thường dùng bao gồm:

  • Phấn phòng kỷ còn được gọi là Phòng kỷ, tên khoa học là Radix Stephaniae là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Phấn phòng kỷ (tên khoa học là Stephania tetrandra S. Moore).
  • Quảng phòng kỷ còn được gọi là Mộc phòng kỷ là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Quảng phòng kỷ có tên khoa học là Aristolochia westlandii Hemsl. thuộc họ Mộc thông Aristolochiaceae.
  • Hán trung phòng kỷ có tên khoa học là Radix Aristolochiae heterophylla là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hán trung phòng kỷ có tên khoa học là Aristolochia heterophylla Hemsl. cùng họ Mộc thông.
  • Mộc phòng kỷ là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc phòng kỷ có tên khoa học là Cocculus trilobus DC. thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.

Do đó, cần chú ý trong quá trình sử dụng, các vị thuốc có thể mang cùng một tên nhưng sẽ có công dụng khác nhau.

Hình ảnh cây Quảng phòng kỷ
Hình ảnh cây Quảng phòng kỷ

2 Đặc điểm thực vật

Quảng phòng kỷ thuộc dạng cây leo, cây sống lâu năm, thân cây có màu tro nâu hoặc nâu đen.

Lá cây Quảng phòng kỷ mọc so le, cuống lá có chiều dài từ 1 đến 3,5cm, phiến lá có dạng hình trứng dài, chiều dài mỗi lá từ 3 đến 17cm, chiều rộng từ 1 đến 6cm, mép lá nguyên.

Hoa mọc đơn độc, mọc ở các kẽ lá, tràng hoa có dạng hình ống, màu tím, cong ở phía gần giữa.

Quảng phòng kỷ
Quảng phòng kỷ

2.1 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ.

Thời điểm thu hái: Mùa thu.

Chế biến: Rễ sau khi thu hái đem về cạo bỏ vỏ ngoài sau đó cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn có chiều dài từ 14 đến 25cm, đối với những rễ có kích thước lớn có thể dùng dao để bổ làm đôi. Sau đó đem đi xông diêm sinh, một số nơi không xông Diêm Sinh rồi đem đi phơi hoặc sấy khô.

Hình ảnh cây Quảng phòng kỷ
Hình ảnh cây Quảng phòng kỷ

2.2 Đặc điểm phân bố

Hiện nay vẫn chưa thấy loài cây này ở nước ta, vẫn phải nhập từ Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, Quảng phòng kỷ thường được tìm thấy ở các khu rừng, cây mọc hoang ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Do đó, rất có thể ta có thể phát hiện được loài này ở gần biên giới.

Hình ảnh cây Quảng phòng kỷ
Hình ảnh cây Quảng phòng kỷ

3 Thành phần hóa học

Quảng phòng kỷ có chứa alcaloid, chủ yếu là mufongchin A, mufongchin B và mufongchin C.

4 Tác dụng của cây Quảng phòng kỷ

Tương tự như Phấn phòng kỷ, Quảng phòng kỷ cũng được sử dụng trong các trường hợp thủy thũng, lâm bệnh, phong thũng, tiểu tiện khó khăn, cước khí thấp thũng, phong tì thống, hạ bộ ung thũng thấp thương.

Tuy nhiên, trong Đông y lại cho rằng, trường hợp bị thủy thũng thì nên dùng Phấn phòng kỷ, còn trường hợp bệnh nhân bị phong thấp thì mới dùng Quảng phòng kỷ.

Liều dùng tương tự như Phấn phòng kỷ, mỗi ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Quảng phòng kỷ
Quảng phòng kỷ

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Quảng phòng kỷ, trang 514-515. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.

Để lại một bình luận