Me Chua – Tamarindus indica

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Caesalpiniaceae (Vang)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Tamarindus indica L.

Me Chua - Tamarindus indica

Me thuộc dạng cây to, chiều cao mỗi cây khoảng 15 đến 20 mét, có cây lớn hơn. Thân cành mọc tỏa rộng, trên thân có nốt sần và có lông, sau nhẵn. Nhân dân dùng làm thuốc tẩy giun. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Tamarindus indica L.

Tên gọi khác: Me chua.

Họ thực vật: Vang Caesalpiniaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Me thuộc dạng cây to, chiều cao mỗi cây khoảng 15 đến 20 mét, có cây lớn hơn. Thân cành mọc tỏa rộng, trên thân có nốt sần và có lông, sau nhẵn.

Lá cây me mọc đối, kép lông chim, chiều dài từ 8 đến 10cm, gồm 10-20 đôi lá chét, gốc lá chét bằng, đầu tù, hai mặt của lá chét nhẵn, mặt dưới nhạt, lá kèm sớm rụng.

Cây me có hoa không? Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm đơn hoặc chùy có lông tơ, chiều dài khoảng 5-10cm, lá bắc sớm rụng.

Quả dẹt, có chiều dài khoảng 7-10cm, quả hơi cong nhẹ, vỏ quả có màu vàng nâu, thịt quả nhầy, có vị chua, mỗi quả có từ 3-10 hạt dẹt, cứng, vỏ ngoài bóng.

Mùa hoa là từ tháng 5 đến tháng 6, mùa quả là từ tháng 7 đến tháng 8.

Cây me
Cây me

1.2 Thu hái và chế biến

Thịt quả và hạt, thu hoạch khi vỏ quả khô cứng.

Gỗ, lá và vỏ cây thu hái quanh năm.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tamarindus L. có bản chất là chi đơn loài, tuy nhiên, trong quá trình nhân trồng, nhiều giống cây khác nhau đã được hình thành như những cây ở khu vực Ấn Độ có từ 6-12 hạt, những cây trồng ở vùng Tây thì quả có kích thước ngắn, gồm 1-4 hạt. Bên cạnh đó, các loài này cũng có độ ngọt và độ chua khác nhau.

Nguồn gốc của cây Me cho đến nay vẫn chưa được xác định chính xác, chỉ biết đây là loài cây bản địa, thường mọc tự nhiên ở châu Phi.

Tại nước ta, cây được trồng ở cả miền Bắc và miền Nam, tuy nhiên thường được trồng nhiều hơn ở các tỉnh miền Nam. Me là loài cây ưa sáng, có khả năng chịu khô hạn, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất trồng khác nhau.

Cây có hệ rễ phát triển mạnh, những cây trồng ở khu vực có lượng mưa lớn trên 4000 mm/năm thường không ra hoa. Ngược lại, những cây me trồng ở khu vực nhiệt đới khác với nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C, lượng mưa thấp lại thấy ra hoa quả nhiều. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng và gió. Quả có thể tồn tại trên cây đến 8 tháng, cây tái sinh chủ yếu từ hạt.

Me là loài cây ăn quả, tuy nhiên, sản lượng me ở nước ta còn tương đối ít.

2 Có nên trồng cây me trước nhà không? Cây me hợp mệnh gì?

Theo phong thủy, cây me tượng trưng cho ý chí kiên cường, mạnh mẽ, trồng cây Me trước nhà giúp đem lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể trồng cây me trước nhà. Tuy nhiên, để tránh phạm phong thủy thì cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Nếu trồng những cây me chua dáng bonsai thì nên chọn vị trí đặt chậu cho phù hợp, tránh cản lối đi, đảm bảo thẩm mỹ.
  • Nếu trồng cây me để lấy quả thì nên trông lệch hẳn về một bên cổng, thường xuyên cắt tỉa những cành khô để không cản trở tài vận, giúp không giãn thoáng đãng.

Cây me không kén tuổi, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, những người mang mệnh Mộc khi trồng me thì có được nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.

Hoa của cây Me
Hoa của cây Me

2.1 Cách trồng

Cây được trồng rải rác ở nhiều khu vực khác nhau với mục đích làm bóng mát, lấy quả, lá ăn và làm thuốc.

Me được trồng từ hạt, thường gieo trong các vườn ươm vào mùa xuân hoặc mùa thu, sau đó đánh cây con ra trồng. Cây có thể sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là các khu vực không bị ngập úng.

Bón lót phân chuồng cho cây, mỗi hố có kích thước là 50 x 50 x 50cm. Sau khi trồng thì tưới nước ngay. Cây tương đối dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, ít bị sâu bệnh.

3 Thành phần hóa học

Quả me chứa acid hữu cơ, acid citric, vitamin B, pectin, tinh dầu, chất vô cơ.

Cơm quả có mùi đặc biệt do thành phần có chứa pyrazin, ethyl cinnamate, alkyl thiazol.

Hạt chứa protein, lipid, polysaccharide,…

Lá cây Me
Lá cây Me

4 Tác dụng – Công dụng của cây me

4.1 Tác dụng dược lý

4.1.1 Tác dụng lợi tiểu

Nước sắc quả me 10% với tỷ lệ 10g quả sắc còn 100ml dùng liều tính theo quả khô là 1g/kg trên chuột cống trắng cho thấy thể tích nước tiểu tăng so với lô chứng là 442% trong khi hydrochlorothiazid chỉ làm tăng 286%.

4.1.2 Tác dụng diệt cá

Nhân dân ở Nepal sử dụng vỏ và lá cây để làm duốc cá. Tuy nhiên, các thí nghiệm cho thấy dịch chiết từ cây Me không gây độc nhiều đối với cá.

4.1.3 Tác dụng đối với virus

Dịch chiết từ hoa của cây me đã cho thấy tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh Ranikhet.

4.1.4 Thử độ dung nạp

Cao khô từ hoa sau khi chiết bằng cồn 50 độ, đem cô dưới áp lực giảm đến khô, cho chuột nhắn thí nghiệm uống với liều 1g/kg, chuột không thấy có biểu hiện lạ.

4.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Quả me khi còn xanh được dùng để nấu canh chua, làm ô mai. Quả khi chín có thể ăn trực tiếp, dùng làm mứt hoặc pha với nước đường để uống trong trường hợp chảy máu chân răng, viêm da dày mạn tính, vàng da, ốm nghén với liều 2-6g mỗi ngày. Y học hiện đại cũng sử dụng cơm quả trong các trường hợp lợi mật, nhuận tràng. Ô mai me có tác dụng làm ấm bụng, chữa ho, cầm nôn, kích thích tiêu hóa.

Cách làm ô mai me: Sử dụng quả me xanh, cạo sạch vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã cùng với Gừng cho nhuyễn, bỏ xơ. Thêm đường, đun nhỏ lửa cho bớt nước, thêm bột Cam Thảo, đóng thành khuôn.

Cách làm siro me: Sử dụng quả me chín, bỏ vỏ ngoài, dùng 200g cơm quả, nghiền nát, bỏ xơ, thêm 200ml nước đun đến khi quánh. Đun 1,5kg đường kính cùng 1 lít nước cho đến khi có bọt nổi bên trên bề mặt, lọc nóng để thu siro đơn. Trộn dịch mẹ với siro đơn theo tỷ lệ 1:2. Thêm natri benzoat 0,1% để bảo quản. Khi dùng pha 1 phần siro me với 3-4 phần nước sôi để nguội.

Hạt me sau khi rang chín, loại bỏ vỏ, ngâm cùng nước trong vài giờ, sau đó dùng để nấu chè hoặc luộc ăn thay cơm có tác dụng tẩy giun.

Lá me đem nấu nước tắm trị mẩn ngứa, sắc đặc dùng để bôi ghẻ.

Vỏ thân và cành me sau khi cạo bỏ lớp vỏ ngoài, đem phơi khô và tán thành bột có tác dụng làm săn se, rắc lên vết thương để cầm máu hoặc sắc lấy nước uống trong trường hợp tiêu chảy, lỵ.

Gỗ me dùng trong trường hợp kém ăn, táo bón mạn tính ở người già và phụ nữ có thai với liều 100g đem sắc lấy nước uống thay trà.

Quả me
Quả me

5 Một số cách trị bệnh từ cây Me

5.1 Thuốc tẩy giun đũa, giun kim

6g hạt me xát bỏ vỏ.

9g quả giun ngâm nước, bóc vỏ, lấy nhân, cắt vỏ 2 đầu.

Các vị đem sao vàng, tán thành bột.

Uống liên tục trong 3 ngày, vào sáng sớm lúc bụng đói. Ngoài ra, có thể lấy 190g bột hạt me, 160g bột quả giun, trộn với siro làm viên, mỗi sáng uống 15g, trong 3 ngày liên tục.

5.2 Thuốc cầm máu

1 phần vỏ me, nửa phần rễ tỏi lào, nửa phần rễ cây lấu.

Phơi khô, tán bột, rắc vào vết thương.

5.3 Chữa sâu quảng

Bột vỏ me đem nhào với nước, sau đó làm thành bánh, đắp rồi băng lại.

5.4 Chữa khí hư

Nhân hạt me, gôm Nhựa của cây gièng gièng, nhân quả ấu nước. Các vị dùng lượng bằng nhau, phơi khô, nghiền thành bột.

Mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, thời gian 30-40 ngày.

Giã quả lấy nước bôi.

6 Hình ảnh cây Me chua bonsai (Me kiểng) dáng đẹp, độc đáo

Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua

 

Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Cây Me chua
Hình ảnh cây Me chua dáng đẹp
Hình ảnh cây Me chua dáng đẹp
Hình ảnh cây Me chua dáng đẹp
Hình ảnh cây Me chua dáng đẹp
Hình ảnh cây Me chua bonsai (Me kiểng) dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me chua bonsai (Me kiểng) dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me chua bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me chua bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me chua bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me chua bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me chua bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me chua bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Me rừng bonsai dáng đẹp, độc đáo

7 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Me, trang 258-260. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.

Để lại một bình luận