Lốm Đốm Vàng (Cô Tòng Lá Đốm – Codiaeum variegatum)

Phân loại khoa học
Chi(genus)

Codiaeu

Lốm Đốm Vàng (Cô Tòng Lá Đốm - Codiaeum variegatum)

Cây Lốm Đốm Vàng có tên khoa học là Codiaeum variegatum (L.) Bl. var. pictum Muell.Arg. Lốm Đốm Vàng được nhân dân sử dụng để làm thuốc chữa vết thương, gãy chân. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Lốm Đốm Vàng

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Codiaeum variegatum (L.) Bl. var. pictum Muell.Arg.

Tên gọi khác: Cô Tòng Lá Đốm, cây Ngũ Sắc.

Họ thực vật: Thầu dầu Euphorbiaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Lốm Đốm Vàng
Đặc điểm thực vật của cây Lốm Đốm Vàng

Lốm Đốm Vàng thuộc dạng cây bụi nhỏ, bề mặt thân và cành nhẵn, có Nhựa mủ.

Lá cây Lốm Đốm Vàng mọc so le, phiến lá có dạng hình dải hẹp, hình trứng hoặc hình bầu dục, mỗi lá dài khoảng 15 đến 20cm và rộng từ 5 đến 8cm. Gốc lá có dạng hình tròn, đầu lá nhọn, một số lá có phần giữa hẹp. Mép lá nguyên, mặt trên của lá có màu lục sẫm, điểm những đốm có màu vàng, trắng hoặc đỏ, mặt dưới nhạy hơn. Mỗi cuống lá có chiều dài từ 3 đến 5cm.

Cây đơn tính mọc cùng hoặc khác gốc với nhau.

Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá, mỗi cụm hoa có chiều dài từ 10 đến 20cm. Hoa đực có cuống, kích thước của cuống nhỏ, đài 5, tràng 5. Hoa cái có cuống, cuống mập.

Bầu có dạng hình cầu, chia làm 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn.

Quả nang hình cầu, bề mặt quả nhẵn.

Hạt có vân nhiều màu bắt mắt.

Mùa hoa rơi vào tháng 3 đến tháng 5.

1.2 Thu hái và chế biến

Lốm Đốm Vàng thường được trồng để làm cảnh
Lốm Đốm Vàng thường được trồng để làm cảnh

Bộ phận dùng: Rễ và lá.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Codiaeum Rumph. ở nước ta chỉ có một loài là Lốm Đốm Vàng. Cây có nguồn gốc từ vùng bán đảo của Malaysia, sau đó, được các nước vùng nhiệt đới nhập để làm cây cảnh.

Tại nước ta, Lốm Đốm Vàng được tìm thấy ở nhiều địa phương, đặc biệt là các vườn hoa thuộc khu đô thị, công viên.

Lốm Đốm Vàng là loài ưa sáng, phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng, lúc này màu sắc của lá cũng trở nên sặc sỡ. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Cây kém phát triển khi vào mùa đông với nền nhiệt thấp.

Lốm Đốm Vàng khi được trồng ở các tỉnh phía Nam cho hoa quả nhiều. Cho đến nay vẫn chưa thấy cây con mọc từ hạt, tuy nhiên, cây có khả năng tái sinh dưỡng chất khỏe, được trồng bằng phương pháp giâm cành.

2 Thành phần hóa học

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

Lá Lốm Đốm Vàng chứa các thành phần như:

  • Acid chlorogenic.
  • Acid p-hydroxybenzoic.
  • Acid protocatechic.
  • Acid vanilic.

Các hợp chất này thể hiện hoạt tính kháng nấm Fusarium oxysporumAlternaria alternata.

3 Công dụng của cây lốm đốm vàng

Lá có màu sắc sặc sỡ
Lá có màu sắc sặc sỡ

3.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cây có vị đắng, tính hàn, hơi độc.

Tác dụng: Tiêu thũng, lý phế, tán ứ, thanh nhiệt.

3.2 Công dụng

Lá của cây được sử dụng đắp ngoài để bó gãy xương bằng cách dùng lá tươi đem giã nát rồi đắp.

Nhân dân Ấn Độ và Malaysia sử dụng lá của cây Lốm Đốm Vàng, đem giã nát sau đó đắp lên bụng của trẻ để chữa rối loạn đường tiết niệu.

Nhân dân Indonesia sử dụng nước sắc của cây để tắm giúp kích thích cơ thể ra mồ hôi. Rễ cây Lốm Đốm Vàng đem giã với nhựa của cây Euphorbia neriifolia L. để làm thuốc tẩy và làm thuốc chữa co thắt dạ dày.

Nhân dân Guinea, Solomon thì cây Lốm Đốm Vàng có tác dụng ngừa thai bằng cách sử dụng lá nhai sau đó nuốt.

Nhân dân Trung Quốc sử dụng lá của cây Lốm Đốm Vàng để làm thuốc ho và thuốc chữa vết thương.

4 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Lốm Đốm Vàng, trang 178-179. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2024.

Để lại một bình luận