Giấm táo là loại giấm không thể thiếu của nhiều gia đình, là thành phần quan trọng chế biến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Không chỉ có vậy, giấm táo còn có rất nhiều tác dụng có lợi với sức khỏe. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Giấm táo.
1 Giới thiệu về giấm táo
1.1 Giấm táo là gì?
Giấm táo là loại giấm được lên men từ táo và nước. Giấm táo sẽ trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là lên men, biến đường trong táo thành rượu, giai đoạn 2 rượu sẽ được chuyển thành giấm.
1.2 Cách làm giấm táo
Chuẩn bị:
- Táo, bạn có thể tùy chọn các loại táo khác nhau như táo xanh, táo mèo, táo đỏ…
- Nước lọc
- Đường khoảng 2 thìa
- Lọ đựng, nên dùng lọ bằng thủy tinh, có nắp
- Vải mỏng
Cách làm:
- Sơ chế sach táo, sau đó cắt thành từng miếng cho vào bình thủy tinh đã chuẩn bị
- Cho nước vào lọ, thêm đường, chú ý nước phải ngập táo, khuấy cho tan đường
- Phủ 1 miếng vải sạch lên miệng lọ rồi đậy nắp
- Sau 1 tuần, mở lọ và gạt bỏ nấm men trên bề mặt
- Lọc lại giấm rồi cho vào lọ bảo quản, phủ thêm một lớp vải mỏng lên miệng lọ rồi đậy nắp
- Sau 6 tuần, có thể sử dụng giấm táo.
Giấm táo không cần bảo quản trong tủ lạnh, nếu thấy có vẩn đục và lắng cặn, bạn có thể lọc lại và tiếp tục sử dụng
2 Thành phần của giấm táo
Giấm táo có vị chua, chứa acid axetic được tạo ra qua quá trình lên men.
Ngoài ra, trong giấm táo còn phát hiện ra có axit lactic, xitric và malic, kali, magie, canxi, phospho…
3 Tác dụng của giấm táo
3.1 Tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm
Giấm táo có thể có nhiều tác dụng kháng khuẩn trực tiếp trên E-coli , S. aureus và C. albicans. Bổ sung giấm táo cũng có thể làm giảm giải phóng cytokine gây viêm trong quá trình nhiễm bạch cầu đơn nhân và tăng khả năng thực bào của bạch cầu đơn nhân.
Kết quả trong một nghiên cứu cho thấy giấm táo có thể được sử dụng như một thành phần phụ gia của chế độ điều trị bằng thuốc kháng sinh, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bị nhiễm các vi khuẩn nói trên.
3.2 Giúp giảm cân
Một nghiên cứu cho thấy uống giấm táo hai lần một ngày giúp những người theo chế độ ăn kiêng giảm cân. Một số nhà nghiên cứu cho rằng axit axetic của giấm có thể tăng tốc độ trao đổi chất. Nhưng vẫn cần thêm dữ liệu để chứng minh điều này.
Giấm táo có thể giúp bạn cảm thấy no, giảm cảm giác thèm ăn do đó ăn ít calo hơn, giảm cân và mỡ bụng.
3.3 Hạ đường huyết
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống một hoặc hai muỗng canh giấm táo có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn sau bữa ăn, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu chỉ ra, dùng giấm táo sau bữa ăn có thể cải thiện độ nhạy Insulin tới 34%. Một số tác giả cho rằng, acit axetic trong giấm táo có thể có tác dụng sinh lý tương tự thuốc trị tiểu đường acarrbose và Metformin.
Tuy nhiên, giấm táo không thể thay thế thuốc trị tiểu đường và lối sống lành mạnh và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng
3.4 Tốt cho tim mạch, gan, thận
Giấm táo làm giảm mức cholesterol toàn phần của những đối tượng nghiên cứu đã dùng nó. Nó cũng làm tăng cholesterol “tốt” và giảm mức chất béo trung tính (chất béo trong máu).
Giấm táo làm hạ lipid huyết thanh ở những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều cholesterol trong 28 ngày. Bổ sung giấm táo trong chế độ ăn tạo ra tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa hồng cầu, thận và gan cũng như giảm mức cholesterol.
Ngoài ra, giấm táo cũng làm giảm lượng chất béo trung tính trong máu và nồng độ lipoprotein mật độ rất thấp ở chuột gây ra chứng gan nhiễm mỡ do cholesterol
3.5 Làm dịu cơn đau họng
Nếu bạn bị viêm họng, có thể dùng giấm táo để súc miệng.
Tác dụng này có thể do giấm táo có tính kháng khuẩn, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm về tác dụng này
Chú ý nên pha loãng giấm với nước trước khi xúc miệng để tránh gây bỏng niêm mạc miệng hay cổ họng
3.6 Tác dụng của giấm táo trong làm đẹp
Giấm táo có hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, hạn chế nhiễm trùng da đặc biệt là làn da có mụn trứng cá, bảo vệ da, tăng cường sức khỏe làn da.
Giấm táo còn giúp câng bằng pH cho da, cân bằng và ngăn tiết dầu thừa cho làn da dầu mụn.
Bạn có thể chấm giấm táo pha loãng lên những vết mụn viêm để giúp giảm viêm, vết mụn nhanh khô cồi.
Acid malic có trong giấm táo giúp cải thiện sắc tố cho da, hỗ trợ điều trị nám và tăng sắc tố sau viêm
Không chỉ có tác dụng tốt với làn da, giấm táo còn có tác dụng giảm gàu, và do có hoạt tính kháng khuẩn nên giấm táo cũng có tác dụng giảm nấm, giúp tóc chắc khỏe hơn.
Nếu bạn dùng nước cứng, giấm táo có thể giảm bớt một số tác dụng của nó. Nước cứng chứa nhiều khoáng chất như canxi, Magie bicacbonat và sunfat. Giấm táo được cho là giúp loại bỏ sự tích tụ Canxi và giúp tóc bóng mượt hơn khi bạn sử dụng sau khi gội đầu.
4 Cách dùng giấm táo
4.1 Nên uống giấm táo vào lúc nào để giảm cân?
Bạn có thể uống giấm táo trước bữa ăn để giúp giảm cân, tốt nhất vào uống giấm táo pha loãng cùng nước ấm để giảm cảm giác đói và loai bỏ độc tố cho cơ thể.
4.2 Uống giấm táo trước khi đi ngủ có tác dụng gì?
Nếu bạn hay cảm thấy khó tiêu, trào ngược axit dạ dày khi đi ngủ vào buổi tối sau khi ăn, bạn có thể thử cách uống giấm táo pha loãng ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên, nếu bạn bị trào ngược dạ dày – thực quản hay nghi ngờ bị trào ngược dạ dày – thực quản, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị.
4.3 Uống giấm táo với mật ong có tác dụng gì?
Từ lâu, Hippocrates đã báo cáo về việc sử dụng giấm táo kết hợp với Mật Ong để chống nhiễm trùng và bảo vệ vết thương hở trên da.
Việc uống giấm táo cùng mật ong giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, cải thiện làn da, giảm ợ nóng và thảo độc cho cơ thể
Cách uống giấm táo mật ong: Bạn có thể pha loàng 1 thìa mật ong vào 1-2 thìa giấm táo với nước ấm, có thể uống trước khi ăn, vào buổi sáng hay uống giấm táo mật ong trước khi đi ngủ.
5 Uống giấm táo có hại dạ dày không?
Nếu dùng không đúng cách, giấm táo có tính acid sẽ gây kích thích và có thể gây hại cho dạ dày, gây cảm giác buồn nôn, chướng bụng, ợ nóng… Nếu uống giấm táo sau khi ăn có thể làm chậm lưu thông dạ dày, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng ghi nhận tác dụng không mong muốn khi dùng giấm táo với liều lượng lớn trong thời gian dài như ăn mòn men răng, hạ Kali máu, giảm mật độ xương gây loãng xương, bỏng cổ họng do không pha loãng giấm táo khi dùng.
6 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Darshna Yagnik và cộng sự (Ngày đăng: năm 2018). Antimicrobial activity of apple cider vinegar against Escherichia coli, Staphylococcus aureus and Candida albicans; downregulating cytokine and microbial protein expression, NCBI. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Jenna Fletcher (Ngày đăng: năm 2020). How should people take apple cider vinegar?, Medicalnewstoday. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Carol S. Johnston và cộng sự (Ngày đăng: năm 2006). Vinegar: Medicinal Uses and Antiglycemic Effect, NCBI. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Alexandra Benisek (Ngày đăng: năm 2022). Apple Cider Vinegar, Webmd. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Adrienne Seitz (Ngày đăng: năm 2021). 28 Surprising Uses for Apple Cider Vinegar, Healthline. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Mark B Taylor và cộng sự (Ngày đăng: năm 2013). Successful short-term and long-term treatment of melasma and postinflammatory hyperpigmentation using vitamin C with a full-face iontophoresis mask and a mandelic/malic acid skin care regimen, Pubmed. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Karl Lhotta và cộng sự (Ngày đăng: năm 1998). Hypokalemia, Hyperreninemia and Osteoporosis in a Patient Ingesting Large Amounts of Cider Vinegar, Karger. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Ines Willershausen và cộng sự (Ngày đăng: năm 2014). In vitro study on dental erosion caused by different vinegar varieties using an electron microprobe, Pubmed. Truy cập ngày 08 tháng 07 năm 2023.