Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Tracheophyta (Thực vật có mạch) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) |
Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) |
Euphorbiaceae (Thầu dầu) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Excoecaria cochinchinensis Lour. |
|
Danh pháp đồng nghĩa | |
Excoecaria bicolor Hassk |
Đơn mặt trời thuộc dạng cây nhỏ, mặt dưới của lá có màu đỏ tía đặc trưng. Nhân dân ta thường sử dụng Đơn mặt trời để chữa mẩn ngứa, dị ứng, tiêu chảy dài ngày ở trẻ em. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Đơn mặt trời.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Excoecaria cochinchinensis Lour.
Tên đồng nghĩa: Excoecaria bicolor Hassk
Tên gọi khác: Đơn lá đỏ, Đơn tía, Đơn tướng quân, cây lá liễu.
Họ thực vật: Thầu dầu Euphorbiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Dưới đây là hình ảnh cây Đơn mặt trời:
Đơn mặt trời thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao khoảng 1 mét.
Cành cây vươn dài và có màu đỏ tía đặc trưng.
Lá cây đơn mặt trời mọc đối nhau, phiến lá có dạng thuôn dài hoặc có dạng hình trái xoan, gốc và đầu đều nhọn, chiều dài mỗi lá khoảng 6 đến 12cm, chiều rộng từ 1,2 đến 4cm.
Mặt trên của lá cây Đơn mặt trời có màu xanh sẫm hơi bóng, mặt dưới có màu đỏ tía. Mép lá của cây Đơn tướng quân khía răng cưa, chiều dài cuống lá khoảng 0,5 đến 1cm, lá kèm của cây có dạng hình mác nhọn.
Cụm hoa của cây gồm các hoa đơn tính, số lượng nhiều, cụm hoa thường mọc ở kẽ lá hoặc mọc ở ngọn cành. Các hoa đơn tính có thể mọc cùng gốc với nhau hoặc mọc khác gốc.
Những hoa đực có kích thước nhỏ, dài, 3 lá đài hình mác nhọn, 3 nhị.
Hoa cái có kích thước to hơn, 3 lá đài hình trái xoan, bầu trứng.
Quả thuộc dạng quả nang, vỏ quả có cạnh, đường kính mỗi quả khoảng 1cm. Khi quả chín, sẽ nứt thành 3 mảnh.
Hạt có dạng hình cầu, màu nâu nhạt.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá và rễ.
Thời điểm thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Excoecaria L. tại nước ta đã tìm thấy được khoảng 5 loài trong đó Đơn mặt trời tồn tại dưới dạng 2 loài là E.cochinchinensis Lour. var. cochinchinensis và E.cochinchinensis Lour. var. viridis (Pax ex Hoffm.) Merr.
Đơn mặt trời thuộc loại ưa sáng, ưa ẩm, thường được trồng trong các khu vườn nhà hoặc vườn thuốc.
Cây xanh tốt quanh năm, các cây không bị hái lá mới có khả năng ra hoa quả.
Chưa phát hiện được cây con Đơn mặt trời mọc từ hạt.
Cây có khả năng tái sinh tốt, thường được trồng bằng cành.
2 Cây Đơn mặt trời có ý nghĩa gì trong phong thủy?
Theo đó, có nhiều quan niệm cho rằng, cây Đơn mặt trời trong phong thủy giúp đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, có lẽ cũng bởi vì một phần lá cây có màu đỏ rất đặc biệt.
3 Thành phần hóa học
Lá của cây Đơn mặt trời có chứa:
- Flavonoid hàm lượng 1,5%.
- Đường khuer.
- Anthranoid.
- Coumarin.
- Saponin.
- Tanin.
4 Tác dụng – Công dụng của cây đơn mặt trời
4.1 Tác dụng dược lý
Chưa có tài liệu nghiên cứu nhưng có một số tác giả cho rằng, Nhựa mủ trắng của cây Đơn mặt trời có thể gây độc cho cá.
4.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Vị cay, hơi đắng, có tiểu độc.
Tác dụng: Thông kinh, khư phong, chỉ thống, thanh nhiệt, hoạt lạc.
4.2.2 Công dụng
Đơn mặt trời thường ít được sử dụng rộng rãi mà chỉ thường được dùng trong phạm vi nhân dân trong các bài thuốc chữa mẩn ngứa, dị ứng hoặc những trường hợp tiêu chảy lâu ngày không khỏi, đái ra máu với liều dùng được khuyến cáo là 10-20g, sắc lấy nước uống.
5 Một số cách trị bệnh từ cây Đơn mặt trời
5.1 Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
40g lá Đơn mặt trời đã sao vàng.
600ml nước.
Sắc lá đơn mặt trời cùng với nước đến khi còn 200ml. Sau đó, chia làm 3 lần uống trong ngày.
5.2 Chữa tiêu chảy dài ngày
15g lá Đơn mặt trời.
1 miếng Gừng nướng.
600ml nước.
Sắc các vị cùng với nước đến khi còn 200ml, chia làm 2-3 lần, uống trong ngày.
5.3 Chữa đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ nhỏ
1 nắm lá đơn mặt trời.
Sắc uống, nên sắc đặc.
6 Tài liệu tham khảo
Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Đơn mặt trời, trang 818-819, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024.