Đỏ Ngọn (Thành ngạnh – Cratoxylon prunifolium)

Đỏ Ngọn (Thành ngạnh - Cratoxylon prunifolium)

Đỏ ngọn được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và giải nắng nóng, lá đỏ ngọn có thể ăn sống hoặc dùng nấu canh chua. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Đỏ ngọn.

1 Cây đỏ ngọn (Thành ngạnh) là cây gì?

Cây Đỏ ngọn tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (tên đồng nghĩa Cratoxylon pruniflorum Kurtz), còn được gọi là Thành Ngạnh đẹp, là một loài cây thuộc họ Măng cụt – Clusiaceae.

Cây Đỏ ngọn (Thành ngạnh đẹp) với lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Hình ảnh cây đỏ ngọn (thành ngạnh)

1.1 Hình ảnh cây đỏ ngọn (thành ngạnh). Cách nhận biết cây thành ngạnh

Cây đỏ ngọn là một cây gỗ nhỏ, có gai ở phía gốc. Cành non có vỏ màu tro, cành già nhẵn, có lông mềm. Lá hơi có lông nhung ở mặt trên, và có lông mềm mịn ở mặt dưới, thuôn, nhọn ở gốc, có hình dạng bầu dục hay trái xoan ngược, rộng 25-35mm và dài 6-11cm. Lá thường có màu đỏ ở các chồi non.

Hoa màu đỏ, mọc riêng lẻ trên các nhánh ngắn. Quả nang rộng 7-8mm, dài 15mm, và hạt hình trái xoan ngược.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ thân, rễ, lá non – Cortex, Radix et Folium Cratoxyli Formosi. 

Cây Đỏ ngọn (Thành ngạnh đẹp) với lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Dược liệu cây đỏ ngọn (thành ngạnh)

1.3 Đặc điểm phân bố. Cây đỏ ngọn (thành ngạnh) có mấy loại?

Có năm loài cây Cratoxylum được tìm thấy ở Thái Lan và Tây Nam Trung Quốc là Cratoxylum arborescens, Cratoxylum cochinchinense, Cratoxylum maingayi, Cratoxylum sumatranum ssp. neriifolium, và Cratoxylum formosum (Jack) Dyer. Các loài cây này thường mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ven rừng, ven đường, trên các đồi trọc, bãi hoang, nương rẫy cũ. Cây đỏ ngọn có quả vào tháng 8-9 và ra hoa từ tháng 4-6 và có quả từ tháng 8-9. Cây khá phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi khắp cả Việt Nam, cũng như ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Campuchia và Lào.

2 Thành phần hóa học

Chiết xuất nước Cratoxylon formosum chứa hàm lượng cao Flavonoid, myricetin và luteolin, cũng như axit phenolic, axit syringic, axit protocatechuic, axit vanillic và axit caffeic.

Cây Đỏ ngọn (Thành ngạnh đẹp) với lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Cây lá đỏ ngọn

3 Công dụng – Tác dụng của cây Đỏ ngọn (Thành ngạnh)

3.1 Tác dụng dược lý 

CF là một loại thảo dược được sử dụng trong y học Trung Quốc để chữa bệnh sốt, ho, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, chảy máu trong và loét dạ dày. Nó cũng được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu và có tác dụng bổ. Trong CF có chứa các chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau bao gồm xanthones, anthraquinones, triterpenoids, flavonoids và các hợp chất phenolic. Những hợp chất này rộng rãi được tìm thấy trong các loài thực vật và một số trong số chúng đã được chứng minh là có tác dụng chống lại tế bào ung thư và các hoạt động sinh học khác như tác dụng kháng khuẩn và kháng vi sinh vật. Các phần thu được từ chiết xuất thô dichloromethane của rễ CF đã được báo cáo có hoạt tính chống ung thư chống lại tế bào ung thư vú MCF-7, tế bào HeLa ung thư cổ tử cung, tế bào HT-29 ung thư ruột kết và tế bào KB ung thư miệng ở người. Chiết xuất CF còn có tác dụng gây độc tế bào đối với tế bào ung thư bạch cầu ở người (U937) và tác dụng này được chọn lọc hơn so với các tế bào bình thường (Vero).

Cây Đỏ ngọn (Thành ngạnh đẹp) với lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Hoa cây đỏ ngọn (Thành ngạnh lông)

3.2 Vị thuốc Đỏ ngọn (Thành ngạnh) – Công dụng theo y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Đỏ Ngọn có vị đắng chát, tính mát; giúp lợi tiêu hoá và thanh nhiệt giải độc. 

3.2.2 Công dụng của cây Đỏ ngọn

Lá của cây Đỏ ngọn có vị chát nhẹ và có thể ăn sống hoặc dùng nấu canh chua. Ngoài ra, lá còn có tác dụng giúp tiêu hóa và giải nắng nóng khi pha trà uống. Khi kết hợp với lá Ngải Cứu, nước dùng từ rễ và vỏ cây còn được sử dụng để giúp phụ nữ sinh đẻ uống. Cây cũng được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh như ho mất tiếng, khản cổ, ỉa chảy, viêm ruột, cảm sốt. Các phần của cây được sử dụng để điều trị bệnh mắt đỏ ở Vân Nam, và các bệnh như hoàng đản, cảm mạo, trúng nắng, viêm dạ dày ruột cấp tính ở Quảng Tây (Trung Quốc). Liều dùng là 20g lá hoặc 40g rễ hay vỏ cây tươi, sắc uống.

Cây Đỏ ngọn (Thành ngạnh đẹp) với lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Tác dụng phụ của cây đỏ ngọn

4 Bài thuốc từ cây lá Đỏ ngọn (Thành ngạnh)

4.1 Trị bệnh cảm sốt, cảm cúm và mỏi chân tay

Dùng 15g lá cây đỏ ngọn phối hợp với 15g lá ngải hoa vàng, rửa sạch và cho vào 500ml nước, sắc còn 250ml và chia làm 2 lần uống khi còn nóng. 

4.2 Tăng cường trí nhớ, giúp thiếu máu não

Kết hợp với tầm gửi đỏ ngọn 30g và Núc Nác 10g. 

4.3 Hỗ trợ tiêu hóa và giúp phụ nữ sau sinh ăn ngon

Dùng 15-30g lá cây đỏ ngọn rửa sạch, đun nước sôi như trà và uống hàng ngày. 

Ngoài ra, ở một số địa phương, lá hoặc vỏ cây đỏ ngọn cũng được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều và táo bón.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Đỏ ngọn trang 90 – 91, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. Tác giả Apiyada Nonpunya và cộng sự (Đăng ngày 07 tháng 04 năm 2014). Cratoxylum formosum (Jack) Dyer ssp. pruniflorum (Kurz) Gogel. (Hóng yá mù) extract induces apoptosis in human hepatocellular carcinoma HepG2 cells through caspase-dependent pathways, BMC. Truy cập ngày 29 tháng 03 năm 2023.

Để lại một bình luận