Đa Lông (Tân Di Thụ – Ficus drupacea Thunb.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Rosales (Hoa hồng)

Họ(familia)

Moraceae (Dâu tằm)

Chi(genus)

Ficus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Ficus drupacea Thunb.

Danh pháp đồng nghĩa

Ficus pilosa Reinw. ex Blume

Đa Lông (Tân Di Thụ - Ficus drupacea Thunb.)

Đa lông thuộc dạng cây to, chiều cao khoảng 10 đến 15 mét hoặc hơn. Nhân dân thường sử dụng lá hoặc búp non của cây để chữa vàng da, phù thũng, đau đầu, xoang mũi. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Đa lông.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Ficus drupacea Thunb.

Tên đồng nghĩa: Ficus pilosa Reinw. ex Blume

Tên gọi khác: Tân Di thụ.

Họ thực vật: Dâu tằm Moraceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Đa lông thuộc dạng cây to, chiều cao khoảng 10 đến 15 mét hoặc hơn.

Cành cây to, lúc bé có lông dài, sau lông rụng, cành nhẵn.

Lá cây đa như nào? Lá cây mọc so le, phiến lá mỏng, có dạng hình bầu dục hoặc hình trái xoan, chiều dài mỗi lá khoảng 5 đến 12cm, chiều rộng từ 3,5 đến 6cm. Gốc lá tròn, đầu hơi nhọn. Khi còn non, trên bề mặt có phủ một lớp lông dày, sau nhẵn. Chiều dài cuống lá khoảng 0,7 đến 1,5cm, lúc đầu có lông, sau nhẵn. Chiều dài lá kèm khoảng 1cm, phủ một lớp lông dày màu vàng.

Cụm hoa mọc thành đôi một hoặc mọc thành sung đơn độc ở kẽ lá, hoa có dạng hình trứng nhỏ. Hoa đực có cuống kèm theo lá bắc, lá đài 3 hàn liền ⅔, mép lá có lông, nhị 1. Hoa cái không có cuống hoặc cuống rất ngắn, lá đài 3 hàn liền ở gốc, bầu nhẵn.

Cây đa có quả không? Quả của cây đa có màu đỏ khi chín, quả hình tròn, kích thước nhỏ.

Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 5, mùa quả rơi vào tháng 6 đến tháng 7.

Hình ảnh mặt trên của lá cây Đa lông
Hình ảnh mặt trên của lá cây Đa lông

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá và búp lá.

1.3 Đặc điểm phân bố

Ficus L. là một chi lớn nằm trong họ Dâu tằm (Moraceae), các cây thuộc chi này là những cây gỗ có kích thước lớn hoặc gỗ nhỏ, đôi khi là cây bụi và cả dây leo. Ficus L. được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới Nam và Bắc bán cầu.

Một số nước thuộc vùng Đông Nam và Nam châu Á là nơi tìm thấy được nhiều loài nhất.

Tại nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về chi Ficus L. Đa lông là loài phân bố rộng, được tìm thấy ở Ấn Độ, Malaysia, các nước Đông Dương, Australia.

Loài này được phân chia thành 5 thứ (var.) khác nhau.

Đa lông thuộc loại cây gỗ lớn, khi còn nhỏ, cây có thể sống bám lên cây khác theo kiểu phụ sinh.

Đa lông được tìm thấy chủ yếu ở các vùng trung du và đồng bằng. Cây còn được trồng ở các đình chùa hoặc làng xóm để lấy bóng mát.

Đa lông còn thể được trồng bằng cành, cây có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Đa lông được tìm thấy chủ yếu ở các vùng trung du và đồng bằng
Đa lông được tìm thấy chủ yếu ở các vùng trung du và đồng bằng

2 Công dụng của cây Đa

2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Đa lông có vị nhạt, tính mát.

Tác dụng: Lợi tiểu, làm ra mồ hôi.

2.2 Công dụng

Tại nước ta, lá cây được sử dụng để làm thuốc tử từ lâu đời. Danh y Tuệ Tĩnh đã sử dụng lá cây của cây Đa lông phối hợp với lá vảy ốc theo lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước uống khi đói để chữa khí hư.

Đa lông có vị nhạt, tính mát.
Đa lông có vị nhạt, tính mát.

3 Một số cách trị bệnh từ cây Đa lông

3.1 Chữa vàng da

100g lá Đa lông, sơ chế, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng và sắc lấy nước.

Chuẩn bị 160g Nhân Trần, phơi khô, sao giòn, tán nhỏ, rây lấy bột mịn.

40g Thần khúc, phơi khô, sao giòn, tán nhỏ, rây thành bột mịn

Cả 2 loại bột đem trộn với nước sắc Đa lông để uống.

Người lớn mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột, ngày 3-5 lần.

Trẻ em uống ít hơn, tùy theo độ tuổi, có thể uống nguyên nước lá Đa lông để phòng bệnh.

3.2 Chữa phù thũng

Hình ảnh lá cây khi còn non
Hình ảnh lá cây khi còn non

40g lá Đa lông.

12g Thương truật.

12g Trạch Tả.

12g Trư linh.

12g Bạch Linh.

8g Mộc thông.

8g Trần Bì.

8g Hậu phác.

8g Quế tâm.

8g Xa tiền.

4g Cam Thảo.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

3.3 Chữa đau đầu, ngứa mũi, xoang mũi

Hình ảnh quả của cây Đa lông
Hình ảnh quả của cây Đa lông

Sử dụng các vị búp lá Đa lông, hoa của cây Tỳ bà với một lượng bằng nhau, phơi khô và tán thành bột mịn.

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 8g cùng với rượu nhạt.

Hoặc sử dụng 20g búp lá Đa lông (sao vàng), 40g rễ Dâu dùng sống, 20g quả Ké Đầu Ngựa, 15g cây Vòi voi (sao). Các vị đem sắc lấy nước uống, thời điểm uống là sau bữa ăn.

3.4 Chữa báng, sốt rét

30g lá Đa lông.

30g lá Cối xay.

Các vị đem thái nhỏ, sao vàng và sắc lấy nước uống.

Ngoài ra, có thể sử dụng tua rễ của cây Đa lông với lượng là 20g, phối hợp với 15g rau dừa nước, 15g Tỳ giải, sắc lấy nước uống để chữa tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp.

Theo các tài liệu nước ngoài, Đa lông còn được sử dụng để chữa mụn nhọt, vết thương, đau lưng, bong gân.

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Đa lông, trang 716-717, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.

Để lại một bình luận