Củ Dền có đặc điểm là cây thân thảo, củ có màu tím đặc trưng. Trong thành phần của Củ Dền có chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể giúp kiểm soát huyết áp, bổ máu, kiểm soát cân nặng. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về Củ Dền
1 Đặc điểm thực vật của Củ Dền
Củ Dền là cây thân thảo, rễ củ có màu đỏ tím, thân thẳng, lá thuôn dài, cuống lá dày.
Trong tự nhiên có 2 loại củ dền là củ dền dài và củ dền tròn.
Củ Dền có màu đỏ do trong thành phần có chứa betacyanin (đỏ) và betaxanthin (tím).
2 Thành phần dinh dưỡng
Trong củ và lá của Củ Dền có chứa nhiều vitamin.
Lá và thân cây chứa nhiều Sắt và các khoáng chất khác.
Trong 100g Củ Dền có chứa 44 calo và một số thành phần khác, bao gồm:
- 1,7g chất đạm.
- 0,2g chất béo.
- 2g chất xơ.
- 10g carbohydrate.
- Một số loại vitamin và khoáng chất khác như sắt, đồng, Kali, Vitamin C, Vitamin B6,…
3 Công dụng của Củ Dền đối với sức khỏe
3.1 Hạ huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong số một có thể kiểm soát được ở người hiện đại. Củ Dền đã được chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp do trong thành phần chứa nitrat với hàm lượng cao. Nitrat trong thực phẩm có thể được các vi sinh vật Đường tiêu hóa chuyển hóa thành oxit nitric sau khi vào cơ thể con người có tác dụng làm giãn mạch, điều hòa huyết áp đồng thời tăng khả năng vận chuyển oxy của máu.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tác dụng hạ huyết áp chỉ có khả năng tồn tại trong thời gian ngắn. Ngoài ra, Củ Dền rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, các chất dinh dưỡng này có khả năng làm giảm lượng cholesterol và chất béo trong máu từ đó cải thiện chức năng của hệ thống tim mạch, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mạch máu.
3.2 Cải thiện khả năng tập luyện thể thao
Việc bổ sung nitrat trong chế độ ăn uống có thể cải thiện hiệu suất tập luyện thể dục thể thao thông qua việc tăng cường hoạt động của ty thể, kích thích cơ thể sản xuất oxy, giảm mệt mỏi sau quá trình tập luyện. Do đó, các vận động viên hoặc người thường bình thường có thể bổ sung Củ Dền trong chế độ ăn của mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nồng độ nitrat trong máu đạt đến đỉnh điểm trong vòng 2-3 giờ sau khi ăn nên uống nước ép bắp cải đỏ 2-3 giờ trước khi tập thể dục có thể cải thiện hiệu suất tập luyện.
3.3 Chống viêm
Betalain là thành phần không thể thiếu trong Củ Dền, hoạt chất này đóng vai trò như một loại sắc tố tự nhiên giúp Củ Dền có màu đỏ tím đẹp mắt. Bên cạnh đó, betalain còn hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ làm giảm căng thẳng, giảm mức độ viêm và cải thiện các triệu chứng trong một số bệnh lý mạn tính như viêm khớp dạng thấp, suy thận,…
3.4 Cải thiện tiêu hóa
Củ Dền rất giàu chất xơ, có chứa prebiotic giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tăng cường chức năng hàng rào ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa và ngăn ngừa viêm ruột.
Nhờ thành phần giàu prebiotic và chất chống oxy hóa, Củ Dền có tác dụng làm giảm viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ ung thư ruột kết, bệnh viêm ruột, tiểu đường loại 2, bệnh tim và bệnh thoái hóa thần kinh.
3.5 Thúc đẩy quá trình đào thải độc tố
Gan, thận và ruột là ba cơ quan giải độc quan trọng trong cơ thể con người. Các thành phần hoạt tính sinh học trong Củ Dền có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa trên ba cơ quan này, giảm mức độ viêm và cải thiện chức năng giải độc.
Chất nitrat trong củ cải đường có thể thúc đẩy quá trình bài tiết các chất có hại trong máu. Betalains có thể tăng cường khả năng bài tiết kim loại nặng, chất độc và chất thải trao đổi chất của gan.
3.6 Tăng cường sức khỏe não bộ
Sau tuổi trung niên, khi tuổi tác tăng lên, sự phát triển của các tế bào thần kinh trong não con người ngày càng ít đi. Nhiều người sẽ bị suy giảm nhận thức, trí nhớ và khả năng tập trung của họ sẽ kém hơn trước. Một số người thậm chí có thể mắc các bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, Parkinson.
Sự suy giảm chức năng não có liên quan đến việc giảm lượng máu và oxy cung cấp cho não theo tuổi tác, đồng thời cũng liên quan đến sự gia tăng căng thẳng oxy hóa. Nitrat trong Củ Dền có tác dụng giúp thư giãn mạch máu, tăng lượng máu và oxy cung cấp cho não, các chất chống oxy hóa trong Củ Dền có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa, từ đó cải thiện sức khỏe não bộ và trì hoãn sự suy giảm chức năng não.
3.7 Chống ung thư
Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
Củ Dền chứa các thành phần có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa do đó, khả năng chống ung thư của Củ Dền có tiềm năng rất lớn.
3.8 Hỗ trợ giảm cân
Củ Dền là một loại thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng, có thể được sử dụng để kiểm soát cân nặng.
3.9 Bổ máu
Củ Dền có chứa hàm lượng sắt cao do đó có tác dụng bổ máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
4 Ai không nên ăn Củ Dền? Tác hại của Củ Dền
Củ Dền có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều Củ Dền có thể xuất hiện một tố tác dụng phụ như tiêu chảy, đại tiện phân đỏ. Một số đối tượng cần chú ý trong quá trình sử dụng Củ Dền bao gồm:
- Những người bị sỏi thận không nên ăn quá nhiều Củ Dền.
- Ăn với liều lượng nhất định, không lạm dụng như một loại thực phẩm có thể ăn hàng ngày.
- Lựa chọn những Củ Dền tươi, không chứa hóa chất độc hại để chế biến món ăn nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Những người có đường ruột kém nên ăn ít Củ Dền, tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
5 Cách chế biến các món ăn từ Củ Dền
Củ Dền dùng để luộc, nấu canh, hoặc dùng để làm salad hoặc nước ép. Một số nước phương Tây còn sử dụng Củ Dền để làm súp.
Phần lá có thể được dùng để hấp hoặc luộc.
6 Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Uống nước ép Củ Dền mỗi ngày có tốt không? Uống nước ép Củ Dền đúng cách
Củ Dền có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, cách chế biến cũng tương đối đơn giản. Nước ép Củ Dền là một trong những thức uống được nhiều người phương Tây ưa chuộng vì độ thơm ngon và giá trị dinh dưỡng mà Củ Dền đem lại cho sức khỏe. Việc sử dụng nước ép Củ Dền hàng ngày có tốt không còn phụ thuộc và nhiều yếu tố như lượng nước ép sử dụng, đối tượng sử dụng, cơ địa của mỗi người,…Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng nước ép Củ Dền hàng ngày.
Uống nước Củ Dền đúng cách cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không uống cùng với thuốc.
- Ngoài việc uống nước Củ Dền, bạn đọc vẫn cần phải bổ sung đủ lượng nước lọc hàng ngày để tránh nguy cơ sỏi thận.
- Không uống cùng sữa.
- Thời điểm uống nước Củ Dền là vào buổi sáng sau khi thức dậy.
6.2 Củ Dền đỏ kỵ với gì?
Không nên sử dụng Củ Dền cùng với quả lê và sữa vì có thể gây nên ngộ độc.
7 Tài liệu tham khảo
Tác giả Diego A. Bonilla Ocampo và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2018). Dietary Nitrate from Beetroot Juice for Hypertension: A Systematic Review, NCBI. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
Tác giả J Whitfield và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2016). Beetroot juice supplementation reduces whole body oxygen consumption but does not improve indices of mitochondrial efficiency in human skeletal muscle, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.