Cỏ Bạc Đầu (Cỏ Nút Áo – Kyllinga brevifolia Rottb.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Monocots (Thực vật một lá mầm)

Bộ(ordo)

Poales (Lúa)

Họ(familia)

Cyperaceae (Cói)

Chi(genus)

Kyllinga

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Kyllinga brevifolia Rottb.

Cỏ Bạc Đầu (Cỏ Nút Áo - Kyllinga brevifolia Rottb.)

Cây Cỏ Bạc Đầu hay còn được gọi là Cỏ Đầu Tròn, Cỏ Nút Áo là một loại thảo dược mọc hoang có nhiều công dụng như chữa cảm mạo, sốt rét, phong hàn. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Cỏ Bạc Đầu

1 Cỏ Bạc Đầu là cây gì?

Tên khác: Cỏ Đầu Tròn, Cỏ nút áo.

Tên khoa học: Kyllinga brevifolia Rottb.

Họ thực vật: Họ Cói Cyperaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cỏ Bạc Đầu là dạng cây thảo nhỏ, thuộc dạng thân rễ, mảnh, mọc bò.

Lá của cây mọc thành 2 dãy, ngắn hoặc dài hơn thân. Phiến lá hình dải, đầu nhọn, gốc lá có bẹ, trên mặt lá có gân song song, mặt dưới lá có màu rất nhạt.

Cụm hoa thường mọc ở ngọn thân, có màu trắng, mỗi cụm hoa chứa nhiều bông hoa nhỏ.

Có 3-4 lá bắc.

Mỗi bông hoa thường chỉ có 1 hoa.

Nhị 3-2.

Quả bế nhỏ, hình quả trám.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm.

Dưới đây là hình ảnh cây Cỏ bạc đầu (Cỏ cúc áo):

Cỏ Bạc Đầu còn có tên gọi khác là Cỏ Đầu Tròn
Cỏ Bạc Đầu còn có tên gọi khác là Cỏ Đầu Tròn

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, ngoại trừ rễ.

Toàn cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi.

1.3 Cây cỏ bạc đầu mọc ở đâu?

Cụm hoa bao gồm nhiều bông hoa
Cụm hoa bao gồm nhiều bông hoa

Cỏ Bạc Đầu phân bố rộng ở nhiều nơi trên cả nước, từ miền núi đến đồng bằng và các đảo.

Cỏ Bạc Đầu là loại cây ưa sáng hoặc hơi chịu mọc, cây thường mọc thành từng đám nhỏ trên nền đất ẩm, đặc biệt là ở ruộng, bờ ao, bãi cỏ ven đường.

Cây có khả năng sống và phát triển tốt nhờ hệ thống rễ chằng chịt, tuy nhiên, Cỏ Bạc Đầu lại không chịu được giẫm đạp và khô hạn.

Cây ra hoa và quả nhiều trong mùa mưa, độ ẩm không khí cao.

Cây thường ngừng sinh trưởng hoặc tàn lụi vào mùa đông.

2 Thành phần hóa học

Toàn thân có chứa:

  • 8,47% protein.
  • 0,94 chất béo.
  • 45% tinh bột.

3 Tác dụng – Công dụng

3.1 Tác dụng dược lý

Cây cỏ bạc đầu được dùng làm thuốc nam. Thành phần Vitexin được chiết xuất từ cây có tác dụng giải co thắt, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, chống viêm, hạ huyết áp và chống ung thư.

Bên cạnh đó, nước sắc toàn cây có tác dụng chống viêm, lợi tiểu.

Cây Cỏ Bạc Đầu
Cây Cỏ Bạc Đầu

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cỏ Bạc Đầu có vị cay, tính bình.

Tác dụng: Sát trùng, chỉ khái, tiêu thũng, lợi tiểu, khử thấp.

3.2.2 Công dụng

Cỏ Bạc Đầu thường được sử dụng để chữa cảm mạo, sốt rét, phong hàn, vàng da với liều dùng được khuyến cáo là 30 đến 45g cây tươi, sắc lấy nước uống.

Có thể sử dụng toàn cây Cỏ Bạc Đầu rửa sạch, giã nát, thêm một chút muối để đắp lên vùng bị tổn thương hoặc lở loét.

4 Cây Cỏ Bạc Đầu trị bệnh gì?

Đặc điểm thực vật của cây Cỏ Bạc Đầu
Đặc điểm thực vật của cây Cỏ Bạc Đầu

4.1 Chữa sốt rét

30g Cỏ Bạc Đầu.

Sắc trong 3 đến 4 giờ.

Uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng 2 giờ.

Uống liên tục trong 3 ngày.

4.2 Chữa ho, viêm họng, viêm phế quản

30g Cỏ Bạc Đầu phơi khô, sắc lấy nước uống.

5 Tài liệu tham khảo

Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam (tác giả Đỗ Tất Lợi). Cỏ Bạc Đầu, trang 569. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024.

Để lại một bình luận