Chua Me Đất Hoa Đỏ (Oxalis corymbosa DC.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Oxalidales (Chua me đất)

Họ(familia)

Oxalidaceae (Chua me đất)

Chi(genus)

Oxalis 

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Oxalis corymbosa DC.

Danh pháp đồng nghĩa

Oxalis martiana Zucc.

Chua Me Đất Hoa Đỏ (Oxalis corymbosa DC.)

Chua me đất hoa đỏ thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng 20 đến 30cm. Phần dưới đất có nhiều vảy kép xếp sít nhau. Cây có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, chữa trĩ. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Oxalis corymbosa DC.

Tên đồng nghĩa: Oxalis martiana Zucc.

Họ thực vật: Chua me đất Oxalidaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Chua me đất hoa đỏ
Chua me đất hoa đỏ

Chua me đất hoa đỏ thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng 20 đến 30cm. Phần dưới đất có nhiều vảy kép xếp sít nhau.

Lá mọc thành hình hoa thi, 3 lá chét dạng hình tim, phần đầu lõm. Mặt lá có lông, mặt dưới có tuyến hơi đen.

Cuống mảnh, dài, có lông phủ lên trên.

Cụm hoa mọc thẳng từ dưới đất, hoa mọc cao hơn lá, tạo thành ngù hoặc tán. Hoa của cây có màu hồng, lá đài hình mác, nhị 10, chỉ nhị xù xì.

Quả nang dài, vẫn còn đài tồn tại.

Mùa hoa rơi vào tháng 3 đến tháng 4.

Hoa của cây Chua me đất hoa đỏ
Hoa của cây Chua me đất hoa đỏ

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá hoặc toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Hình ảnh cụm hoa
Hình ảnh cụm hoa

1.3 Đặc điểm phân bố

Chua me đất hoa đỏ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Mexico, cây phân bố rải rác ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở phía bắc bán cầu.

Tại nước ta, cây thường bắt gặp ở các tỉnh miền núi hoặc trung du, đôi khi cây còn được tìm thấy ở vùng đồng bằng, độ cao phân bố có thể lên đến 1500 mét. Một số tỉnh tìm thấy loài chua me đất hoa đỏ gồm Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái,….

Cây thuộc loài ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu bóng nhẹ. Cây thường mọc rải rác hoặc thành từng đám tập trung, mọc lẫn với các loài khác ở thung lũng, ven đường đi,…

Chua me đất hoa đỏ ra hoa quả nhiều hàng năm, mọc từ hạt, phần gốc còn lại vẫn có khả năng tái sinh.

Đây là loài ảnh hưởng tới những loại cây trồng khác, khi muốn loại bỏ cần phải nhổ tận gốc. Hạt của cây sau khi phát tán có khả năng tồn tại trong đất từ 6-7 tháng và vẫn có khả năng nảy mầm.

2 Thành phần hóa học

Chua me đất hoa đỏ
Chua me đất hoa đỏ

Chua me đất hoa đỏ chứa các thành phần bao gồm:

Nước chiếm 74,4%.

Nitơ chiếm 0,7%.

Canxi chiếm 0,41%.

Kali chiếm 0,98%.

Phosphoric chiếm 0,18%.

3 Tác dụng – Công dụng của cây chua me đất hoa đỏ

3.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Chua, tính lạnh.

Tác dụng: Giảm ho, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải khát.

3.2 Công dụng

Chua me đất hoa đỏ ít được sử dụng hơn chua me đất hoa vàng. Thường dùng để làm thuốc thanh nhiệt, giải khát, chữa đại tiểu tiện không thông.

Có thể dùng ngoài để chữa mụn nhọt, sưng tấy bằng cách giã nhỏ, hơ nóng và đắp lên vùng tổn thương.

Cần thận trọng vì chua me đất hoa đỏ chứa kali oxalat hàm lượng cao, khi dùng có thể gây sỏi ở đường tiết niệu.

Cụm cây
Cụm cây

4 Một số cách trị bệnh từ cây chua me đất hoa đỏ

4.1 Chữa đại tiểu tiện không thông

Chua me đất hoa đỏ, Mã Đề, mỗi vị một lượng bằng nhau (khoảng 1 nắm), dùng tươi, giã nát, vắt nước, sau đó thêm đường để uống.

4.2 Chữa trĩ

Chua me đất hoa đỏ, Rau Sam, mỗi  vị một lượng bằng nhau (khoảng 1 nắm), dùng tươi, thêm 1 quả Bồ Kết giã nhỏ, nấu nước, ngâm, rửa mỗi ngày 3 lần.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Chua me đất hoa đỏ, trang 447-448. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.

Để lại một bình luận