Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Animalia (Động vật) Chordata (Động vật có dây sống) Mammalia (lớp Thú) |
Bộ(ordo) |
Perissodactyla (Móng lẻ) |
Họ(familia) |
Equidae (Ngựa) |
Chi(genus) |
Equus (Ngựa) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Equus coballus L. |
Cao ngựa là vị thuốc quý, có tác dụng bồi bổ cho phụ nữa sau sinh, người mới ốm dậy, trẻ em còi xương và người cao tuổi. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về vị thuốc cao ngựa.
1 Giới thiệu về cao ngựa
1.1 Đặc điểm của ngựa
Ngựa dùng để nấu cao là loại ngựa nhà, có tên khoa học là Equus coballus L., thuộc họ ngựa – Equidae.
Ngựa là động vật có vú, cỡ trung bình có thể nặng tới gần 170kg, ăn cỏ. Ngựa có phần thân, đầu và cổ dài, có bờm, lưng thẳng, bụng thon. Chân ngựa khỏe, thuộc loài móng guốc nên có móng guốc ở mỗi chân. Có 1 túm lông dài và rậm, buông thõng tạo thành đuôi. Ngựa có khứu giác, thị giác cũng như thính giác nhạy bén. Bộ lông mượt, nhiều màu như nâu đỏ, nâu đen, trắng…
Ngựa ở Việt Nam phân biệt theo địa phương sinh sống, như ngựa Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Đà Lạt…
Trên thế giới, các giống ngựa nổi tiếng có thân hình to, cao, vạm vỡ như ngựa Mông Cổ, ngựa Thảo Nguyên, ngựa Hungari…
1.2 Phân bố, sinh thái
Tổ tiên của ngựa là loài ngựa hoang, được thuần dưỡng từ 3000-400 năm trước để dùng làm phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hóa…
Ngựa có thời gian mang thai gần 1 năm, mỗi lần đẻ được 1 con non, khoảng 2 năm ngựa mới đẻ 1 lần
Ngày nay, nhiều giống ngựa mới được nghiên cứu lai tạo để có nhiều đặc điểm tốt hơn.
1.3 Bộ phận sử dụng
Dùng xương ngựa (thường lấy ngựa bạch sẽ tốt hơn) để nấu thành cao ngựa
1.4 Các loại cao ngựa
Cao ngựa thường được chia thành 2 loại
- Cao ngựa bạch: Là cao ngựa được nấu từ xương của những con ngựa bạch
- Cao ngựa thường: Là cao của những con ngựa có màu sắc bình thường khác
1.5 Cách nấu cao
Thông thường có thể nấu được 5-6 kg cao đặc từ 1 bộ xương ngựa.
Có thể nấu cao ngựa riêng hoặc trộn lẫn với các loại cao khác nhau.
Cách làm:
- Chọn phần xương ngựa to, đun sôi 30 phút với nước, khuấy hàng giờ cho róc hết thịt và gân còn dính ở xương, sau đó dùng bàn chải tre hay lông thép chải cọ cho hoàn toàn sạch thịt, gân. Rửa lại nhiều lần bằng nước sạch
- Phơi xương cho khô dưới nắng to hoặc sấy ở 50 – 60 độ C rồi cưa thành từng đoạn 10cm, chẻ nhỏ, nạo hết tủy và lớp xương xốp ở trong, rửa sạch
- Ngâm xương ngựa với rượu gừng, rượu Gừng và xương có tỷ lệ như sau: 5 lít rượu 40 độ cho 1 kg gừng tươi dùng cho 50 kg xương
- Xếp xương vào thùng nhôm, ở giữa đặt một rọ tre để múc dịch chiết ra. Đổ nước ngập xương khoảng 10 cm. Đun sôi liên tục trong 24 giờ, cạn nước thì chế thêm nước sôi vào, chú ý luôn kiểm tra và giữ cho nước ngập xương. Rút nước chiết lần thứ nhất, đem cô riêng.
- Tiếp tục thêm nước sôi và đun 24 giờ nữa, rút nước chiết lần thứ 2, cô riêng
- Làm lần thứ 3 tương tự như 2 lần trước. Khi cô nước chiết lần cuối gần được thì dồn số cao của 2 lần trước vào đánh đều, cô tiếp đến khi được cao đặc
Chú ý: Khi cô không để cao đặc quá khiến hàm lượng cao thấp, khó đổ bánh, nhưng cũng không lấy cao quá mềm, sau này hay bị chảy và dễ bị mốc. Tốt nhất là cô đến khi nhấc đũa khuấy lên cao không bị chảy nữa. Phải cô bằng lửa nhỏ, khuấy liên tục tránh khê, cháy. - Khi cao đã được, đổ vào khay đã bôi dầu lạc, mỡ lợn hoặc trải lá chuối cho khỏi dính, để nguội, cắt thành bánh 50-100g, gói giấy bóng hay nilong và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Cao có màu nâu vàng, để lâu năm màu sẫm hơn, đóng thành từng bánh 100g, cao ngựa có thể tan trong rượu mạnh tạo thành màu trắng sữa
2 Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu và ghi chép cổ, xương ngựa chứa calci phosphat, keratin,…
3 Tác dụng của cao ngựa bạch
3.1 Tính vị, công năng
Xương ngựa theo y học cổ truyền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương, ích khí.
3.2 Công dụng
Cao ngựa được dùng để bồi bổ cho người bị suy nhược, sau khi ốm dậy hoặc phụ nữ sau sinh, người đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương, xanh xao, ăn không ngon, biếng ăn. Người cao tuổi bồi bổ bằng cao ngựa cũng đem lại tác dụng tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mệt mỏi.
4 Cách sử dụng cao ngựa bạch
“Nên ăn cao ngựa vào lúc nào?” là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn, dưới đây là 04 cách ăn cao ngựa hiệu quả nhất:
Mỗi ngày dùng 5 – 10 g, có thể ăn trực tiếp hoặc ăn với cháo nóng.
Cách dùng khác là có thể trộn cao với 1 thìa Mật Ong, đem hấp cách thủy rồi ăn.
Hoặc ngâm cao trong rượu 40 độ để tạo thành rượu cao ngựa, nên ngâm càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Tuy nhiên cách ngâm rượu này trẻ em không được dùng.
Bạn cũng có thể hấp cách thủy cao trong nồi cơm, rồi ăn trước bữa ăn khoảng 10 phút
4.1 Kiêng kỵ
Kiêng kỵ dùng cao ngựa với các chất tanh như cá, tôm, cua, hay gia vị có tính cay như tiêu, tỏi ớt, nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng…
5 Những ai không nên ăn cao ngựa
Do cao xương ngựa chứa nhiều đạm vậy nên những người mắc bệnh gout, bệnh cấp tính ngoài da, người chức năng gan thận kém, có dấu hiệu suy gan thận và trẻ em dưới 6 tháng tuổi… không nên sử dụng cao ngựa
6 Tài liệu tham khảo
- Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2006). Ngựa trang 1173 – 1175, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 15 tháng 06 năm 2023.