Dầu Hạt Bông

1 Tên gọi 

Tên theo một số được điển. 

USP: Cottonseed oil 

Tên khác: Dầu bông (cotton oil); dầu hạt bông tinh chế. 

Tên hóa học: Dầu hạt bông. 

2 Tính chất 

Công thức tổng quát và khối lượng phân tử: Phân tích đặc hiệu dầu hạt bông tinh chế cho thấy thành phần các acid béo có mặt ở dạng glycerid là; 39,3% acid linoleic; 33,1% acid oleic; 19,1% acid palmitic; 1,9% acid stearic; 0,6% acid arachidic và 0,3% acid myristic. Cũng còn có mặt một số lượng nhỏ Phospholipid, phytosterol, chất màu. Chất màu gossipol polyphenolic có độc tính hiện diện trong dầu hạt bông nguyên liệu và trong bã sau khi ép, không thấy có trong dầu tinh chế 5. Phân loại theo chức năng. 

Chất dẫn dạng dầu; dung môi. 

Mô tả: Chất lỏng như dầu màu vàng nhạt, không mùi hay gần như không mùi. Khi nhiệt độ thấp hơn 10°C, có thể có các hạt acid béo xuất hiện và ở khoảng 5 đến 0°C, dầu trở nên cứng. Muốn dùng lại thì phải đun chảy và trộn kỹ. 

3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển

Thử nghiệm USP
Định tính +
Tỷ trọng 0,915-0,921
Kim loại nặng  < hoặc bằng 0,001%
Nhiệt độ đông đặc của acid béo  31-35°C
Acid béo tự do +
Chỉ số iod 109-120
Chỉ số xà phòng hóa 190-198
Tạp chất hữu cơ bay hơi +

4 Đặc tính

Nhiệt độ tự cháy: 344°C. 

Điểm đông đặc: -5 đến 0°C. 

Chỉ số khúc xạ: 1,4645-1,4655. 

Độ hòa tan: ít tan trong Ethanol 95%; phân tán với carbon disulfit, cloroform, ether, hexan và ether dầu hỏa. 

5 Ứng dụng trong dược phẩm,mỹ phẩm và thực phẩm

Ban đầu, dầu hạt bông được dùng trong dược phẩm làm dung môi cho thuốc tiêm IM. Tụy vậy, dầu đã được dùng trong nhũ dịch truyền tĩnh mạch như là nguồn chất béo trong chế độ nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền và hiện nay đã bị thay thế bằng nhũ dịch dầu đậu tương. 

Dầu hạt bông cũng được dùng làm chất phụ gia trong thuốc cản quang chụp túi mật và một số công dụng khác, có tính chất dinh dưỡng và làm mềm như dầu thực vật khác. Do có chứa lượng lớn acid béo không bão hoà nên được dùng trong chế độ ăn kiêng để 

phòng cholesterrol cao trong máu và tắc nghẽn mạch. Dầu này còn được dùng theo nhiều công năng khác nữa như làm chất dẫn mềm cho nhiều loại thuốc; nó cũng làm chậm bài tiết dịch vị và nhu động, tăng hấp thu năng lượng; trong mỹ phẩm dầu này được dùng để làm xà phòng, mỡ thực vật, Glycerin, chất làm trơn. Dầu hạt bông được dùng làm tá dược kết dính cho viên nén acetaminophen; đặc điểm của quá trình bao tầng sôi nóng chảy bào chế bột uống ổn định; bao nang các men và như chất phân tán lỏng khi bao viên. 

Ứng dụng trong dược phẩm,mỹ phẩm và thực phẩm
Ứng dụng trong dược phẩm,mỹ phẩm và thực phẩm

6 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Dầu hạt bông ổn định nếu được tồn trữ trong bình chắc chắn, nạp đầy, đậy kín và để ở nơi khô, mát. 

7 Tính an toàn. 

Nhũ dịch dầu hạt bông đã được dùng trước đầy trong chế độ dinh dưỡng truyền tĩnh mạch dài hạn. Khi cho dùng lâu dài, đã thấy loạt “hội chứng quá liều” gồm có chán ăn, buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, sốt và đau họng. Đó là các dấu hiệu của suy chức năng gan, thiếu máu, thiếu thrombose và chảy máu. 

Điều khác biệt giữa nhũ dịch dầu hạt bông và dầu đậu tương là ở kích thước hạt nhũ dịch dầu đậu tương nhỏ hơn và có thể cỡ hạt lớn đã gây ra một số phản ứng độc hại. 

8 Thận trọng khi xử lý

Tôn trọng các thận trọng thông thường thích hợp theo hoàn cảnh và khối lượng phải xử lý. Vật liệu này rất trơn khi bị rớt ra ngoài nên phải phủ bằng vật liệu trơ trước khi dọn sạch. 

9 Các chất liên quan

Dầu canola; dầu ngô; dầu thực vật hydrogen hoá loại I; dầu lạc; dầu vừng; dầu đậu tương. 

10 Tài liệu tham khảo 

1. Sách Tá Dược Và Các Chất Phụ Gia Dùng trong Dược Phẩm Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (Xuất bản năm 2021). Dầu Hạt Bông trang 214 – 216. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023. 

Để lại một bình luận