Acid Trichloracetic

Hoạt chất Acid Trichloracetic được biết đến với công dụng lột tẩy da, dùng trong điều trị mụn cóc, dày sừng hoặc á sừng. Trong bài viết bày, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Acid Trichloracetic. 

1 Tổng quan

1.1 Lịch sử

Jean Baptiste André Dumas là một nhà khoa học người Pháp với nhiều công trình nghiên cứu lớn về phân tích và tổng hợp các chất hữu cơ. Năm 1839, ông là người đã phát hiện ra Acid Trichloroacetic trong quá trình nghiên cứu. 

1.2 Đặc điểm của Acid Trichloracetic

Công thức cấu tạo của Acid Trichloracetic là C2HCl3O2 (CCl3COOH) và có khối lượng phân tử bằng 163,38g/mol.

Hình cấu tạo và đặc điểm cấu tạo: Về bản chất Acid Trichloracetic là một Acid Monocarboxylic, trong đó cả 3 phân tử Metyl Hydrogens đều được thay thế bằng Clo.

acid trichloracetic 1
Công thức cấu tạo hoạt chất Acid Trichloracetic

Trạng thái: Acid Trichloracetic thô tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh hình thoi không màu, có mùi hăng. Hoạt chất có khả năng hấp thu độ ẩm từ môi trường ngoài rồi chuyển thành dạng Siro. Khi hòa tan trong nước Acid Trichloracetic sẽ giải phóng nhiệt. Hoạt chất sôi ở nhiệt độ 385 đến 387 °F ở 760mmHg, có khả năng ăn mòn kim loại, mô. 

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Acid Trichloroacetic được sử dụng rộng rãi trong y học nhằm mục đích kết tủa các đại phân tử, điển hình như ADN, ARN, và Protein. Hoạt chất thường được sử dụng trong công nghệ thẩm mỹ nhằm loại bỏ mụn cóc, kể cả mụn cóc sinh dục. 

Ngoài ra, Acid Trichloroacetic cũng được dùng để tiêu diệt các tế bào bình thường trong trường hợp cần thiết. Muối natri Acid Trichloroacetic được sử dụng làm hóa chất diệt cỏ, tuy nhiên các cơ quan quản lý đã loại hóa chất này ra khỏi thị trường vào những năm 1990.

Cơ chế tác dụng:

Acid Trichloroacetic được phân loại vào nhóm chất ăn da, hoạt chất có khả năng phá hủy các mô của cơ thể, thường được sử dụng tại chỗ để tạo ra các tổn thương bên ngoài phục vụ cho mục đích thẩm mỹ hoặc y tế. 

2.2 Dược động học

Sau khi ngộ độc, Acid Trichloracetic sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường tiểu với số lượng lớn và khả năng phân hủy nhanh chóng.

Các nghiên cứu về dược động học cho thấy, sau khi được hấp thu hoạt chất sẽ xuất hiện dưới dạng hoạt chất trung gian và được bài tiết qua đường tiểu ở dạng Acid Glucuronic. 

Để nghiên cứu về sự phân bố của hoạt chất, các nhà khoa học đã tiến hành với Acid Axetic Trichloro(2-(14)C) hoạt chất được cho là có sự tương đồng với Acid Trichloracetic. Lúc này, Acid Axetic Trichloro(2-(14)C) sẽ được đánh dấu phóng xạ. Kết quả cho thấy, hoạt chất này được hấp thu một cách nhanh chóng, nồng độ chất đánh dấu phóng xạ tự do tối đa trong huyết tương đo được sau khoảng 1 giờ sử dụng. 

Acid Trichloracetic tự do là chất chuyển hóa chính của Tetrachloroethylene từ hệ thống Cytochrome P450 của microsom gan. Và chất chuyển hóa chính của hoạt chất là Cloral Hydrat.

3 Chỉ định – Chống chỉ định

3.1 Chỉ định của Acid Trichloracetic

Acid Trichloracetic thường được sử dụng trong hóa sinh với mục đích làm kết tủa các đại phân tử lớn trong cơ thể. 

Trong thẩm mỹ, y học, hoạt chất được dùng để loại bỏ mụn cóc (kể cả mụn cóc âm đạo), á sừng hoặc các khối u nhỏ khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng để lột da hóa học, xóa hình xăm, tẩy tế bào chết, và điều trị cho người bị xuất huyết tử cung gây ra do rối loạn chức năng.

3.2 Chống chỉ định của Acid Trichloracetic

Không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Acid Trichloracetic hoặc những người có làn da quá nhạy cảm.

4 Ứng dụng trong lâm sàng

Trị sẹo mụn và mụn cóc:

Acid Trichloracetic có khả năng giả độ sâu của mô sẹo mụn cóc, giúp tăng sinh các sợi Collagen tại chỗ từ đó tăng độ đàn hồi của da. Qua đó, góp phần làm giảm tình trạng sẹo gây ra do nhiều nguyên nhân, mụn cóc.

Lột da hóa học:

Trong thẩm mỹ, hoạt chất được sử dụng để lột da hóa học khi cần thiết. Do độ an toàn cao và ít gây ra phản ứng không mong muốn toàn thân, nên hoạt chất được ứng dụng rất rộng rãi. 

Tẩy tế bào chết: 

Tẩy tế bào chết bằng hoạt chất Acid Trichloracetic được xem là một phương pháp có tính linh hoạt và an toàn cao, phù hợp với những bệnh nhân bị sừng hóa trên da mặt và đầu thể nặng.

So với các biện pháp điều trị khác, Acid Trichloracetic được đánh giá là có thời gian điều trị ngăn hơn, cho hiệu quả tốt mà không gây ra các vết loét lâu lành. 

Xóa hình xăm:

Hoạt chất được xếp vào nhóm chất ăn da, do đó có khả năng lột tẩy mạnh, đặc biệt phù hợp để xóa hình xăm. Đây là một kỹ thuật đơn giản, không cần phải sử dụng đến các loại thuốc gây tê tại chỗ hoặc giảm đau. Đồng thời nó cũng ít để lại biến chứng và có giá thành hợp lý.

5 Liều dùng – Cách dùng

5.1 Liều dùng 

Tùy thuộc vào nồng độ của Acid Trichloracetic, mà từng loại thuốc sẽ có liều lượng sử dụng là khác nhau. 

5.2 Cách dùng 

Rửa sạch vùng da cần điều trị rồi bôi trực tiếp chế phẩm chứa Acid Trichloracetic lên trên.

Sau khoảng 4 tiếng tính từ thời điểm sử dụng cần loại bỏ hoạt chất dư thừa bằng nước muối sinh lý. 

==>> Xem thêm về hoạt chất: Batrachotoxin – Chất độc mạnh nhất thế giới, nguy hiểm chết người

6 Tác dụng không mong muốn

Độc tính của Acid Trichloracetic qua đường miệng, da và hô hấp thường rất thấp. Hoạt chất có thể gây ra tình trạng kích ứng tại chỗ và gây kích ứng mạnh cho mặt.

Liều gây độc tính cấp trên chó là 30 mg/kg thể trọng/ngày, và trên chuột là 80 mg/kg thể trọng/ngày.

Các nghiên cứu cho thấy Acid Trichloracetic không gây đột biến gen và không phải là một hoạt chất có khả năng gây ung thư. 

7 Tương tác thuốc

Chưa có báo cáo về tương tác giữa Acid Trichloracetic và các hoạt chất khác. 

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Adiphenine (Adiphenine hydrochloride) – Thuốc chống co thắt cơ trơn

8 Thận trọng

Thận trọng khi dùng Acid Trichloracetic cho người có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng.

9 Các câu hỏi thường gặp

9.1 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Acid Trichloracetic không?

Các nghiên cứu cho thấy Acid Trichloracetic có thể sử dụng được cho thai phụ, tuy nhiên vẫn không thể loại bỏ được những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó nếu có ý định sử dụng cho thai phụ cần cân nhắc thật kỹ lưỡng, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Không có thông tin về việc sử dụng lâm sàng Acid Trichloracetic trên da trong thời gian cho con bú. Do hoạt chất khó hấp thu cũng như không xuất hiện trong sữa mẹ nên được coi là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ này. Tránh bôi thuốc lên những vùng cơ thể có thể tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ sơ sinh.

9.2 Acid Trichloracetic mua ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm mua được các chế phẩm có chứa Acid Trichloracetic ở bất cứ quầy thuốc, nhà thuốc nào trên toàn quốc.

9.3 Acid Trichloracetic 80 là gì? có tốt không? 

Acid Trichloracetic nồng độ 80% (trong nhiều chế phẩm có thể là 70%, 50%,…) là một hoạt chất tương tự Acid Acetic và thường được sử dụng để điều trị mụn cóc, dày sừng, á sừng tại chỗ. Do tính an toàn cao và hiệu quả nhanh, nên hoạt chất được sử dụng rất nhiều trong y học và thẩm mỹ. 

10 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới của Acid Trichloracetic

So sánh hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong da và Acid Trichloracetic 50% (TCA) bằng kỹ thuật tái tạo da hóa học (CROSS) trong điều trị sẹo teo do mụn.

Maryam Mumtaz, Tahir Hassan, Muhammad Khurram Shahzad và các cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm đối chứng không ngẫu nhiên nhằm so sánh hiệu quả của 2 phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu trong da (PRP) so với Acid Trichloracetic 50% trong điều trị sẹo do mụn. 

Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Sheikh Zayed, Rahim Yar Khan, từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.

Phương pháp: Trong nghiên cứu này, các trường hợp bị sẹo mụn teo trong độ tuổi từ 20 đến 40 đều đã được đưa vào (không phân biệt giới tính). Mức độ nghiêm trong của sẹo sẽ được đánh giá trên thang đo tiêu chuẩn. Theo đó những đối tượng thử nghiệm sẽ được chia ra làm 2 nhóm A và B. Nhóm A được tiêm 1ml huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào da hàng tháng. Nhóm B được điều trị với Acid Trichloracetic 50% (TCA) bằng kỹ thuật tái tạo da hóa học. Các phương pháp điều trị sẽ được thực hiện trong 3 tháng liên tục. Đối tượng nghiên cứu sẽ được đánh giá hiệu quả trong 4 tuần, ở 3 tháng đầu tiên. Sau đó, những trường hợp này được theo dõi thêm ba tháng nữa và kết quả cuối cùng được nhìn thấy vào tháng thứ 6.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, có 92 trường hợp ở nhóm A, và 46 trường hợp ở nhóm B.  Theo đó, nhóm sử dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cho hiệu quả đáng kể hơn hẳn so với sử dụng Acid Trichloracetic 50% (TCA) bằng kỹ thuật tái tạo da hóa học. Tuy nhiên Acid Trichloracetic vẫn được đánh giá là một hoạt chất tiềm năng trong điều trị sẹo. 

11 Các dạng bào chế phổ biến

Acid Trichloracetic thường được bào chế ở dạng Dung dịch bôi tại chỗ. 

acid trichloracetic 2
Sản phẩm chứa Acid Trichloracetic

12 Tài liệu tham khảo

1.Chuyên gia NCBI, Trichloroacetic Acid, Inxight Drugs. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.

2.Tác giả Maryam Mumtaz, Tahir Hassan, Muhammad Khurram Shahzad và các cộng sự (đăng tháng 1 năm 2021), Comparing the Efficacy of Intra-dermal Platelet Rich Plasma (PRP) Versus 50% Trichloracetic Acid (TCA) using Cross Technique for Atrophic Acne Scars, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.

Để lại một bình luận