Chim Bìm Bịp

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Chordata (ngành Động vật có dây sống)

Aves (lớp Chim)

Bộ(ordo)

Cuculiformes (Cu cu)

Họ(familia)

Cuculidae (Cu cu)

Chi(genus)

Centropus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Centropus sinensis Stephens (Chim Bìm Bịp Lớn)

Centropus benghalensis Gmelin (Chim Bìm Bịp Nhỏ)

Chim Bìm Bịp

Chim Bìm Bịp là loài chim thuộc họ Cu cu, loại Chim Bìm Bịp được sử dụng là Chim Bìm Bịp lớn, đôi khi cả Chim Bìm Bịp nhỏ. Thịt chim có thể dùng làm món ăn bổ dưỡng hay ngâm rượu trị bệnh. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Chim Bìm Bịp.

1 Con Chim Bìm Bịp là con gì?

Chim Bìm Bịp thường có 2 loài được sử dụng là Chim Bìm Bịp Lớn, tên khoa học là Centropus sinensis Stephens và Chim Bìm Bịp Nhỏ, tên khoa học là Centropus benghalensis Gmelin, cả hai đều thuộc họ Cu cu – Trionychidae.

Trong ca dao, dân ca, con Bìm Bịp kêu là tiếng để nhắc nhở chúng ta về những lời đã hứa, giúp đỡ người khác đến nơi đến chốn, vì chính cái tâm, không vì lợi ích cá nhân. Người ta còn dùng tiếng chim Chim Bìm Bịp kêu để gọi mồi, kêu mồi.

1.1 Mô tả

Chim Bìm Bịp lớn là chim cỡ lớn, vừa phải. Thân mình dài. Đấu tròn thuôn, mỏ to nhọn, mặt đỏ. Cổ ngực và cánh rộng. Đuôi dài hơn cánh. Chân có 4 ngón, 2 trước, 2 sau, có móng dài. Toàn cơ thể màu đen, riêng cánh màu nâu đỏ, đầu các lông cánh màu sẫm hơn. 

Hình ảnh Bìm Bịp Lớn
Hình ảnh Chim Bìm Bịp Lớn

Mỗi lứa Chim Bìm Bịp lớn đẻ 3-4 trứng; trứng dài 37- 39mm, đường kính 29 – 30mm. 

Chim Bìm Bịp nhỏ đẻ 3-4 trứng mỗi lứa, trứng dài 29-31mm, đường kính 23,8-25mm.

2 Phân bố, sinh thái 

2.1 Sinh thái

Chim Bìm Bịp lớn định cư, suốt năm sống trong vùng làm tổ nhỏ hẹp của mình và không đi đâu xa. Nơi ở thích hợp với loài Chim Bìm Bịp lớn là lùm cây, ven rừng có nhiều bụi cây rậm rạp, có thể gặp Chim Bìm Bịp kiếm ăn ở đồng ruộng không xa các bụi rậm. Loài này làm tổ trong bụi cây rậm, thường là ở trong các bụi tre, cách mặt đất 1-2m, khi điều kiện không thuận lợi chim làm tổ cả ở những cành cây tương đối thưa lá. Tổ hình túi dài, miệng tổ hơi nghiêng về một bên.

Chim Bìm Bịp lớn ăn cóc, nhái, rắn nhỏ, trứng chim, mối, cua đồng, cào cào, cánh cứng, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi cả hạt thực vật.

Chim Bìm Bịp nhỏ ở những sườn đồi, chân núi có nhiều cỏ tốt và bụi cây nhỏ, làm tổ trong các bụi cây hay bụi rậm cách mặt đất 1m.

Chim Bìm Bịp nhỏ ăn cả động và thực vật nhưng thức ăn chính là động vật: trong dạ dày Chim Bìm Bịp nhỏ có côn trùng cánh cứng, cào cào, cá nhỏ, ốc, mối, kiến, nhái, cành hoa và hạt cỏ dại. 

Mùa đẻ từ tháng 4 đến tháng 7. 

Chim Bìm Bịp Nhỏ
Chim Chim Bìm Bịp Nhỏ

2.2 Phân bố

Chim Bìm Bịp phân bố ở các nước Đông Nam châu Á và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, Chim Bìm Bịp là loài chim định cư phổ biến khắp vùng đồng bằng, trung du và vùng núi cao từ 600 đến 800 m, loài lớn chuyên sống ở ven rừng có cây cối rậm rạp, loại nhỏ ưa vùng có nhiều lau sậy và cây bụi nhỏ. Chúng kiếm ăn ở môi trường xung quanh nơi làm tổ.

Chim Bìm Bịp lớn ở khắp vùng đồng bằng, vùng trung du và vùng núi ở độ cao dưới 600m, còn thấy ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Hải Nam và Vân Nam). 

Chim Bìm Bịp nhỏ gặp ở vùng trung du và vùng núi không cao quá 800m. Còn gặp ở Ấn Độ Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam). 

3 Bộ phận sử dụng 

Chỉ thu bắt những Chim Bìm Bịp sống hoang. Toàn con Chim Bìm Bịp đã làm sạch lông và bỏ hết phủ tạng.

Dùng tươi hay ngâm rượu. 

Bìm bịm cũng có thể chế biến các món ăn bồi bổ.

Cách sử dụng Bìm Bịp là ngâm rượu hay nấu ăn
Cách sử dụng Chim Bìm Bịp là ngâm rượu hay nấu ăn

4 Thành phần hóa học 

Ngoài những thành phần của thịt động vật, chưa biết có thành phần đặc biệt nào khác. 

5 Thịt Chim Bìm Bịp có tác dụng gì?

Công dụng
Công dụng

Theo y học cổ truyền, thịt chim Chim Bìm Bịp có vị ngọt, tính ấm, không độc, được dùng làm thuốc bổ máu, giảm đau chữa chứng hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng.

Mỗi lần dùng 2 con (Chim Bìm Bịp lớn và Chim Bìm Bịp nhỏ) ngâm với một lít rượu trắng trong 2 – 3 tháng, lâu hơn càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml. 

Trong dân gian, người ta hay ngâm rượu chim Chim Bìm Bịp với tắc kè và đôi khi cả một số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loài sâm rừng, nhất là củ Sâm Cau. Rượu này còn chữa được liệt dương, thận suy hen suyễn, đái nhắt, đái són.

Thuốc rất thích hợp với thể trạng suy yếu của người cao tuổi. Người ta cho rằng Chim Bìm Bịp có tác dụng chữa đau lưng, suy nhược của tuổi già.

6 Mật con Chim Bìm Bịp có tác dụng gì?

Trong Đông y thường sử dụng mật lợn, rắn hay gấu, còn mật chim Chim Bìm Bịp chưa thấy có bài thuốc hay ghi chép nào sử dụng. 

Nguyên nhân có thể do Chim Bìm Bịp đôi khi ăn cả rắn nên mật có thể mang độc. Ngay cả khi chế biến các món ăn cũng phải loại bỏ mật do chúng có vị đắng, và có nguy cơ gây ngộ độc.

7 Nơi bán Chim Bìm Bịp con

Hiện nay không có để tìm mua Chim Bìm Bịp online trên các sàn thương mại như shopee, lazada, hay các trang web như beecost.vn, các hội nhóm bán Chim Bìm Bịp trên facebook, các trang mạng xã hội…

Bạn nên tham khảo kỹ càng, chọn nơi bán uy tín, chất lượng, hoặc đến thẳng nơi bán để có thể lựa chọn những con chim khỏe mạnh nhất.

Nuôi Chim Bìm Bịp có xui không? Để trả lời câu hỏi này, thì theo quan niệm dân gian, nuôi những loại chim như quạ, chim lợn có thể đem lại vận xui cho gia chủ, còn Chim Bìm Bịp không thuộc loài chim này, nên có thể nuôi trong nhà để giữ nhà rất tốt do chúng khá hung dữ, kêu to.

8 Rượu Chim Bìm Bịp giá bao nhiêu? Cách ngâm rượu Bìm Bịp

Giá rượu ngâm Chim Bìm Bịp vô cùng đa dạng, phụ thuộc vào thể tích, thời gian ngâm cũng như các thảo dược, động vật khác ngâm kèm Chim Bìm Bịp. Giá có thể dao động từ vài trăm thậm chí hàng chục triệu đồng.

Cụ thể, bình rượu 5 lít, ngâm 2 con Bìm Bìm, 2 con tắc kè có thể bán với giá 1 triệu – 1,3 triệu mỗi bình.

Rượu bìm bịp có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là dùng trong trường hợp thận dương suy yếu, đau nhức xương khớp, thiếu máu, tăng cường sức khỏe cho người già,… Các ngâm rượu bìm bịp như sau:

  • Sử dụng Bìm Bịp nguyên con, chỉ bỏ nội tạng.
  • Rửa sạch.
  • Cho chim sau khi sơ chế vào bình thủy tinh.
  • Thêm rượu nếp nguyên chất vừa đủ vào bình.
  • Đậy kín.
  • Để bình rượu ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời.

Có thể ngâm Bìm Bịp với các loại khác như Tắc Kè, Cá Ngựa,… Rượu Bìm Bịp sau khi ngâm có màu nâu thẫm, vị đậm, mùi thơm. Mỗi ngày nên sử dụng 2 đến 3 lần, mỗi lần 30-50ml (tương đương 1 chén nhỏ). Thời điểm sử dụng là trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai.

9 Tài liệu tham khảo

  1. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2006). Chim Bìm Bịp trang 1071 – 1072, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 03 tháng 08 năm 2023.
  2. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam (Xuất bản năm 2004). Chim Bìm Bịp trang 1010, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 03 tháng 08 năm 2023.

Để lại một bình luận